Chuyên mục
'Siêu phẩm' máy bay 'made in Việt Nam' đã cất cánh ngoạn mục
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

'Siêu phẩm' máy bay 'made in Việt Nam' đã cất cánh ngoạn mục

Thứ sáu 29/01/2016 03:51 GMT + 7
Chiếc trực thăng thứ hai của "cha đẻ máy bay trực thăng Việt Nam" đã cất cánh, đánh dấu cột mốc quan trọng trong sự nghiệp chế tạo máy bay của kỹ sư Bùi Hiển.

Ngày 28/1, kỹ sư Bùi Hiển (62 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương) cho biết, ông đang nỗ lực tập lái cho đủ số giờ bay với siêu phẩm thứ hai mà ông vừa hoàn thiện. 

Được nhiều người biết đến với tên gọi "kỹ sư hai lúa", "cha đẻ máy bay trực thăng Việt Nam", ông Hiển cho biết, sau thời gian dài chỉnh sửa một số chi tiết, trong đó có cặp cánh trục chính và động cơ, "siêu phẩm" thứ hai của ông đã được mang ra bay thử và bay... "bốc" hơn nhiều so với cái thứ nhất. 

Chiếc trực thăng đang bay treo ở khoảng cách hơn 25cm so với mặt đất. Ảnh: Phan Cường

"Tôi đã tập được khoảng 15 giờ bay, còn hơn 15 giờ bay nữa mới đạt quy định của phi công tập lái. Điều này, cũng nhằm giúp tay lái cứng hơn, điều khiển phương tiện bay thuần thục, dễ dàng hơn, giảm căng thẳng áp lực tinh thần. 

Và sau đó tôi sẽ tiếp tục nâng khoảng cách bay cao. Hiện nay, chủ yếu tôi tập bay treo, bay vòng quanh 1 điểm cố định, khoảng cách với mặt đất chừng 1 gang tay người lớn" - ông Hiển chia sẻ. 

Cũng theo kỹ sư Bùi Hiển, chi phí ông dành riêng cho việc đổ xăng máy bay hết khoảng 200.000 đồng/lần tập. Ông gác bỏ mọi công việc chỉ tập trung cho vấn đề tập lái, kiểm tra rà soát những trục trặc nếu có xảy ra của chiếc máy bay này.

Ghi nhận phóng viên VTC News, chiếc trực thăng được ông để lên càng bánh xe và được kéo bởi chiếc ô tô hạng nhẹ đến bãi đất trống rộng hàng ngàn mét vuông. Nơi đây, an ninh đảm bảo, vắng người, biệt lập với bên ngoài. Ông Hiển thường tập bay vào buổi sáng, lúc thời tiết nắng ráo, ít gió.

"Phi công" Bùi Hiển tâm sự: "Ngày nào tôi thấy cơ thể hơi có vấn đề về sức khỏe là tôi nhất định không bay, chỉ bay khi nào tinh thần và sức khỏe ổn định, việc lái máy bay khác xa với việc lái ô tô hay những phương tiện khác".

Để điều khiển chiếc "siêu phẩm" thứ hai, ông Hiển đúc rút kinh nghiệm từ những lần lái chiếc trực thăng thứ nhất cũng do ông chế tạo. Ngoài ra, ông còn học qua sách vở, hình ảnh, tư liệu trên mạng xã hội... 

Tuy nhiên, mong muốn của vị kỹ sư là được học lái trong phòng lái "ảo" dành cho phi công chuyên nghiệp, vì như vậy, sẽ đỡ lo lắng, giảm căng thẳng tinh thần, cũng như tay nghề, kỹ thuật lái sẽ đảm bảo an toàn hơn trước khi ra bay thật.

Kỹ sư Bùi Hiển kiểm tra lại máy móc "siêu phẩm" thứ 2 sau khi bay tập xong. Ảnh: Phan Cường

Tự hào kể về "đứa con" thứ hai, kỹ sư Bùi Hiển chia sẻ, "siêu phẩm" thứ 2 được ông "hạ sinh" vào tháng 9/2014, hoạt động theo cơ chế máy bay hai cánh quạt, cánh đơn hỗ trợ cánh đuôi. 

Trọng lượng chiếc trực thăng là 340kg, sử dụng động cơ xe đua công thức 1 của Mỹ với 171 mã lực, tiêu tốn khoảng 15 lít nhiên liệu mỗi giờ, sử dụng xăng A92.

Máy bay có chiều dài 7,4 m, cao 2,4 m, chiều dài cánh quạt chính là 6,6 m và chiều dài cánh quạt phía sau là 1,1 m. Khung, cánh quạt bằng inox cao cấp, kính chắn gió chịu lực. Vận tốc tối đa khi bay đạt 200 km/giờ, trần bay dưới 500 m và tầm hoạt động liên tục trong 2 giờ khoảng 400 km. 

Động cơ được trang bị hệ thống giải nhiệt của ô tô 2.0. Trọng lượng cất cánh có tải tối đa 500 kg. Kinh phí dành cho chiếc máy bay này hơn 500 triệu đồng.

Thực hiện: Phan Cường

Trước đó, vào năm 2012, kỹ sư "hai lúa" Bùi Hiển đã nghiên cứu chế tạo ra chiếc trực thăng thứ nhất có cơ chế hai cánh quạt đồng trục, trọng lượng 250 kg, dài 2,95 m; rộng 1,2 m; cao 2,4 m. Chiếc trực thăng sử dụng động cơ Yamaha 2 thì, từ chiếc xuồng cao tốc 106 mã lực. Cánh quạt của trực thăng được thiết kế bằng inox. Đuôi của trực thăng bằng bánh lái dạng cánh bướm để điều khiển chuyển hướng. 

Theo tính toán của ông Hiển, chiếc trực thăng này có thể bay và đạt vận tốc từ 150 - 200 km/giờ. Trọng lượng trực thăng khi cất cánh đạt 375 kg, trong đó có 50 kg hàng hóa. Tiêu hao nhiên liệu khi bay khoảng 15 lít xăng/giờ. Chi phí chế tạo ra chiếc trực thăng này hết khoảng trên 200 triệu đồng. Máy bay có khả năng chở thêm 100kg. Qua thử nghiệm, máy bay đã nhấc lên cách mặt đất 1m, thời gian dừng trên không 10-15 phút.

Tính đến thời điểm hiện tại ở Việt Nam, chỉ còn mỗi kỹ sư Bùi Hiển theo đuổi "giấc mơ bay", và ông cũng là người Việt Nam duy nhất thành công về việc "độ chế" máy bay với những đồ vật mua, kiếm từ "chợ trời" rồi sau đó về nghiên cứu, lắp ráp, kết hợp lại thành chiếc máy bay hoàn chỉnh và tự tay ông cầm lái.
Nguồn: vtc.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.