Chuyên mục
Phim Việt 'đập cánh' nhờ quỹ điện ảnh nước ngoài
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Phim Việt 'đập cánh' nhờ quỹ điện ảnh nước ngoài

Thứ năm 11/09/2014 06:20 GMT + 7
Bộ phim Đập cánh giữa không trung của nữ đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp vừa nhận giải Phim hay nhất do Hiệp hội Các nhà phê bình phim châu Âu và Địa Trung Hải bầu chọn tại Tuần lễ phê bình phim - LHP Venice lần thứ 71. Thêm một bộ phim giúp ghi danh điện ảnh Việt với thế giới được làm từ sự tài trợ của nước ngoài.

Cảnh trong Đập cánh giữa không trung - bộ phim được làm từ sự tài trợ của nước ngoài - Ảnh: Đoàn phim cung cấp 

Dự án phim ra đời từ năm 2008, được giới thiệu lần đầu trong một lớp học sản xuất phim do Quỹ Ford lúc đó tài trợ. Nguyễn Hoàng Điệp sau đó cùng Phan Đăng Di mang dự án giới thiệu tại LHP Busan (2010) và tham gia dự Trại sáng tác (Talent Campus) của LHP Quốc tế Hà Nội (2012). Dự án cũng được giới thiệu tại chương trình Ties That By - một diễn đàn kết nối các nhà sản xuất phim châu Á và châu Âu. Những trang kịch bản Đập cánh giữa không trung tiếp tục chuyến hành trình tới một LHP tại Ý vào năm 2011 và một năm sau điểm đến là LHP Cannes.

Bắt đầu từ đây, khả năng có kinh phí thực hiện bộ phim trở nên rõ ràng hơn. Trong vòng một năm, dự án đã xin được tiền tài trợ từ hầu hết là các quỹ của nước ngoài, trong đó có 4 quỹ điện ảnh lớn trên thế giới: World Cinema Fund (LHP Berlinale - Đức), World Cinema Support (Pháp), Sorfond Fund (Na Uy) - Quỹ điện ảnh lớn nhất Bắc Âu, Francophone de production audiovisuelle du Sud (Pháp). Như vậy, Đập cánh giữa không trung đã phải trải qua chặng đường dài giống với bộ phim Bi, đừng sợ! do Phan Đăng Di đạo diễn và Nguyễn Hoàng Điệp là nhà sản xuất trước đó.

"Mình đang loay hoay lập một cái quỹ mà các nước khác đã có từ lâu để nâng đỡ tài năng của họ và họ đã tiến rất xa rồi. Hãy nhìn các nước trong khu vực Đông Nam Á mà xem..."

Đạo diễn Phan Đăng Di
Hầu hết những nhà làm phim độc lập như Nguyễn Hoàng Điệp hay Phan Đăng Di đều phải trông chờ vào các quỹ tài trợ điện ảnh của nước ngoài. Trước đó, bộ phim Nước vừa mới hoàn thành của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh được lựa chọn trình chiếu trong chương trình Toàn cảnh (Panorama) tại LHP Berlinale (Đức) cũng phải nhờ đến sự hỗ trợ quỹ của Viện Phim Tribeca (Mỹ), bên cạnh nhà đầu tư là một hãng phim tư nhân. Cách đây hơn 10 năm, bộ phim Mùa len trâu do Nguyễn Võ Nghiêm Minh đạo diễn khó có thể hoàn thành và giành giải thưởng tại các LHP quốc tế uy tín nếu không có sự hỗ trợ của 2 nhà sản xuất nước ngoài với kinh phí lên tới 1 triệu USD.

Chính Phan Đăng Di cho rằng con đường mà nhà làm phim độc lập tìm kiếm cơ hội mất rất nhiều thời gian, và không phải ai cũng có thể tiếp cận được các quỹ tiền nước ngoài. Vì vậy, để điện ảnh VN có thể phát triển toàn diện, những nhà làm phim độc lập, nhất là những người trẻ, cần nhận được sự giúp đỡ từ các quỹ điện ảnh trong nước.

Cứ mãi… loay hoay

“Tại châu Âu và châu Á đều có những quỹ rất mạnh của các quốc gia khiến những nhà làm phim như chúng tôi đôi lúc phải ước ao... giá mà nước mình cũng có một quỹ bằng một phần của họ” - Nguyễn Hoàng Điệp mong mỏi. Thực ra trong luật Điện ảnh từ năm 2007 đã quy định về việc có Quỹ hỗ trợ điện ảnh. “Quỹ này nhằm phát triển các tài năng, hỗ trợ kinh phí cho dòng phim tác giả, nghệ thuật, hay có xu hướng thể nghiệm mới…” - ông Đỗ Duy Anh, Cục phó Cục Điện ảnh cho hay. Nhưng sau 2 năm đề án thành lập quỹ hoàn thành, thì mọi thứ vẫn… im lìm. “Cái khó là ở nguồn quỹ” - ông Đỗ Duy Anh giải thích. Ý kiến ban đầu là nên trích khoảng 3% giá tiền của mỗi chiếc vé xem phim ở các rạp chiếu đưa vào quỹ. “Chúng ta chưa áp dụng được vì vẫn chưa có quy định nào về việc này. Các rạp chiếu là các doanh nghiệp phải nộp thuế. Nếu trích tiền vé thì cần phải cân đối với tiền thuế” - ông Duy Anh nói.

Để rút ngắn con đường đến với thế giới, quỹ không phải chỉ là nơi hỗ trợ kinh phí mà còn cần hoạt động chặt chẽ hơn từ nhiều khâu: lựa chọn dự án có chất lượng cao, đầu tư, giám sát và cuối cùng đưa phim đến các liên hoan trên thế giới. “Mình đang loay hoay lập một cái quỹ mà các nước khác đã có từ lâu để nâng đỡ tài năng của họ và họ đã tiến rất xa rồi. Hãy nhìn các nước trong khu vực Đông Nam Á mà xem, để học hỏi nhưng cũng là để sốt ruột” - Phan Đăng Di nói.

Minh Ngọc
Nguồn: Thanh Niên
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.