Chuyên mục
Mất tiền khi thẻ ATM vẫn ở trong túi: Tại ngân hàng hay tại khách hàng
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Mất tiền khi thẻ ATM vẫn ở trong túi: Tại ngân hàng hay tại khách hàng

Thứ sáu 21/10/2016 01:49 GMT + 7
Gần đây, hàng loạt vụ mất tiền trong tài khoản khi thẻ ATM vẫn còn nguyên trong túi đã xảy ra. Lỗi là do lỗ hổng bảo mật ngân hàng hay do khách bất cẩn?

Thời gian gần đây, nhiều chủ thẻ ATM than phiền về việc bỗng dưng mất tiền trong khi thẻ ATM vẫn giữ gìn cẩn thận ở trong túi. Đơn cử như mới đây, sự cố xảy ra ở TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) khiến nhiều người tiêu dùng giật mình lo lắng.

Cụ thể, vào lúc 20h32 ngày 16/10, chị Đặng Nguyễn Thùy Trang, chủ thẻ ATM Ngân hàng Sacombank trong lúc đang ở nhà cùng gia đình tại phường Vạn Thắng, TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), chị nhận được tin nhắn báo thẻ ATM của mình đang giao dịch.

Tổng cộng có 4 giao dịch phát sinh với hơn 9 triệu đồng từ máy ATM của ngân hàng khác. Sau đó, chị Trang gọi lên tổng đài khóa thẻ và khiếu nại đến Chi nhánh Sacombank ở quận Bình Thạnh, TP HCM.

Trường hợp “mất tiền oan” cũng đã từng xảy ra ở một số ngân hàng khác như Vietcombank, HD Bank,... Trong đó nổi cộm nhất là vụ bức xúc của chị H. T. N. Hương (phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội), khách hàng của Vietcombank khi chỉ sau một đêm, tài khoản của chị bị người khác chuyển đi hàng trăm triệu đồng. 

Giải mã về sự cố mất tiền ATM một cách "bí ẩn" này, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho biết: "Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như tội phạm thẻ lắp thiết bị lấy cắp thông tin thẻ tại trụ ATM, đồng thời lắp camera quay lén mật mã thẻ, sau đó chế tạo thẻ giả để rút trộm tiền.

Hàng loạt vụ mất tiền trong tài khoản khi ATM vẫn còn nguyên trong túi của khách hàng.

Ngoài ra, cũng có thể là do chủ thẻ vô tình để lộ mật mã thẻ rồi bị bạn bè hoặc người thân... lợi dụng lấy thẻ rút trộm tiền sau đó trả về chỗ cũ.

Tuy nhiên, không thể loại trừ trường hợp ngân hàng quản lý công nghệ thông tin kém, bảo mật của ngân hàng có lỗ hổng tạo điều kiện cho kẻ gian có thể xâm nhập vào và lấy trộm thông tin, cuối cùng là lấy tiền của khách hàng”.

Trao đổi với chúng tôi, vị chuyên gia này giải thích: Các hacker có thể xâm nhập tất cả cơ sở điện toán của ngân hàng, từ đó họ có thể lấy cắp nhiều thông tin như tài khoản của khách hàng.

Nếu họ lấy cắp được cả mật khẩu, việc lấy trộm tiền sẽ được thực hiện một cách dễ dàng. TS. Hiếu cũng khẳng định: "Không có hệ thống bảo mật nào tuyệt đối an toàn 100%".

Tuy vậy, nếu khách hàng biết cách bảo vệ thẻ của mình, không trao tay một người khác, mật khẩu cũng giữ kín nghiêm ngặt (như không ghi chép lại ở bất cứ đâu, chỉ duy nhất một mình sử dụng thẻ của bản thân) thì xác suất kẻ gian đột nhập vào sẽ rất nhỏ.

Để tránh những trường hợp mất tiền oan không mong muốn xảy ra trong thời gian tới, lời khuyên của chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu đó là: Các khách hàng nên yêu cầu ngân hàng cung cấp cho mình một thẻ có gắn con chíp thay vì thẻ từ.

Bởi lẽ, thẻ ATM có 2 loại: thẻ từ và thẻ gắn với con chíp. Thẻ ATM sử dụng công nghệ thẻ từ, tính bảo mật kém, dễ bị làm giả và bị đánh cắp thông tin cá nhân.

Việc lấy cắp thông tin thẻ không quá khó đối với các đối tượng có trình độ về công nghệ thông tin.

TS.Nguyễn Trí Hiếu khuyên: Khách hàng tuyệt đối không nên để cho người nào mượn thẻ. Ảnh: Internet.

“Nhiều kẻ gian gắn thiết bị lạ cạnh máy ATM, thẻ từ sẽ phát ra những tín hiệu từ tính, các thiết bị lạ kia có thể thâu nhận được. Con chíp thì khó lấy cắp thông tin cá nhân hơn nhưng nó cũng không phải bảo mật một cách tuyệt đối” – TS. Hiếu chia sẻ.

Ông cũng nhấn mạnh: "Khách hàng tuyệt đối không nên để cho người nào mượn thẻ của mình, không đưa mật khẩu cho bất cứ một ai, kể cả vợ - chồng hay con cái trong nhà.

Người nào dùng thẻ riêng của người đó. Nếu gia đình mình có một tài khoản chung thì nên đề nghị ngân hàng cấp cho mỗi người một cái thẻ chứ không nên dùng chung của nhau”.

Dương Phương Ngọc
Nguồn: vietq.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.