Chuyên mục
Công Phượng có bị xâm phạm quyền riêng tư?
BÌNH LUẬN
Nội dung tổng hợp của bài báo quá hay. Tôi tin tưởng phát biểu của Dương Trung Quốc, Giáo sư Phan Như Cương: nhà đài...

Công Phượng có bị xâm phạm quyền riêng tư?

Thứ năm 20/11/2014 06:11 GMT + 7
VTV có xâm phạm quyền riêng tư của Công Phượng khi phát sóng những thông tin cá nhân của cầu thủ này? Có thể công bố thông tin cá nhân đến mức nào?

Công Phượng (giữa)

Quyền riêng tư bất khả xâm phạm

Đại biểu Dương Trung Quốc bày tỏ quan điểm không đồng ý việc chương trình Chuyển động 24 giờ của VTV tung hê tất cả các thông tin cá nhân của Công Phượng lên sóng. 

"Đây rõ ràng là vi phạm quyền riêng tư cá nhân, điều này Bộ luật dân sự hiện hành và sửa đổi đều quy định rõ. Tôi nghĩ trong vấn đề này báo chí đã bị yếu tố giật gân, câu khách tác động” - ĐB Dương Trung Quốc thẳng thắn nói.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM cho biết điều 21 của Hiến pháp 2013 quy định rõ “mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình”.

Công Phượng tập luyện cùng đồng đội

Về những quy định của luật hiện hành để bảo vệ quyền cá nhân, luật sư Phan Thanh Bình, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội cho biết Bộ luật dân sự 2005 quy định quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Đồng thời, việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Luật sư Phan Thanh Bình cho biết thêm "luật pháp các nước quy định rất chặt chẽ vấn đề bảo vệ quyền riêng tư của công dân".

Luật sư Thanh Bình kể ở Mỹ và các nước châu Âu, các phiên tòa chỉ dùng hình vẽ chứ không được chụp ảnh. Điều này dựa trên nguyên tắc một người không bị xem là có tội nếu chưa có bản án kết tội.

Công khai thông tin cá nhân đến đâu?

Hàng trăm bạn đọc khắp cả nước đã comment trên tuoitre.vn bày tỏ ý kiến bức xúc xung quanh câu chuyện của Công Phượng được phát trong chương trình Chuyển động 24 giờ của VTV. Nhiều ý kiến góp ý:

Có độc giả cho rằng cách làm của VTV là chưa hợp lý khi công khai thông tin riêng nhưng có ý kiến lại yêu cầu báo chí phải làm rõ vấn đề tuổi tác của Công Phượng bởi anh là người của công chúng.

Độc giả Lê Dung cho rằng rất bất thường khi một đài truyền hình quốc gia lại đi phát liên tục mấy kỳ về một vấn đề cỏn con và chưa có kết luận chính thức. 

Theo độc giả Hồ Tuấn, cách dàn dựng chương trình của VTV là không phù hợp khi đề cập đến nghi vấn tuổi Công Phượng như “phòng xử án, các vị như những quan tòa, lời lẽ diễn đạt, khung nhạc hình ảnh gây cho người xem căng thẳng”. “VTV đã vi phạm quyền riêng tư cá nhân”, độc giả này nói.

Độc giả Trương Trường Hải nhận định ghi nhận sự nỗ lực của VTV trong việc làm sáng tỏ mọi chuyện nhưng “xét về tình và cả lý thì VTV làm như vậy là thiếu thận trọng”.

Chỉ khi nào VTV có kết luận với bằng chứng rõ ràng mới nên phát câu chuyện về một cá nhân cụ thể như thế này.

Một bạn đọc khác thẳng thắn chia sẻ: Nếu VTV dùng kỹ thuật truyền hình che mờ đi thông tin nhân thân Công Phượng trong sổ sách, giấy tờ, dẫn chứng lập luận khách quan, không suy diễn...thì VTV đã thực hiện đúng chức năng của báo chí. Ngược lại, VTV đã không làm như thế!

Trên Facebook, bạn Xương Rồng Nguyễn bày tỏ quan điểm: Ừ thì làm báo phải phanh phui sự thật nhưng phải đưa tin như thế nào để sự thật được phơi bày mà hạn chế đến mức thấp nhất tổn thương cho nhân vật, người được cho là không có dã tâm thay đổi tuổi tác để mưu cầu lợi lộc. Đằng này, vì muốn câu khán giả nên nhóm thực hiện đã không ngần ngại kéo câu chuyện dài ra... 

Ngược lại, cũng có bạn đọc bày tỏ quan điểm VTV không vi phạm quyền riêng tư bởi “sự việc sai tuổi đã được đưa lên báo chí, có nhiều người biết nhưng không chịu nói ra sự thật hoặc không dám nói ra sự thật”.

Bên cạnh đó, bạn đọc Vũ Hùng còn phân tích vì Công Phượng là người của công chúng và đại diện cho quốc gia hoặc kinh doanh (đá bóng có bán vé) ...nên báo chí có trách nhiệm làm rõ thông tin.

Vậy, vấn đề đặt ra là công khai thông tin cá nhân đến mức độ nào và như thế nào là hợp lý, chấp nhận được? Và phải chăng người của công chúng thì phải chấp nhận việc thông tin cá nhân bị khai thác trên các phương tiện truyền thông đại chúng?

Người của công chúng có khác không?

Chia sẻ quan điểm về vấn đề vì là người của công chúng nên phải chấp nhận việc bị săm soi đời tư cá nhân, luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng điều này không đúng.

Bởi những thông tin cá nhân của một người chỉ có thể được công bố khi chính người đó đồng ý hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép, bất kể là người của công chúng hay không.

Luật sư Phan Thanh Bình cho biết với người nổi tiếng, người của công chúng thì luật một số nước có quy định riêng về vấn đề khai thác thông tin đời tư.

Tuy nhiên, luật các nước cũng không thể bắt kịp với thực tiễn cuộc sống khi báo chí hiện thời khai thác thông tin tích cực lẫn tiêu cực của những người nổi tiếng.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho biết thêm ở nước ngoài có những vụ kiện xâm phạm đời sống cá nhân, quyền riêng tư và đơn vị (hoặc người) bị kiện phải bồi thường đến hàng triệu USD.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu và luật sư Phan Thanh Bình cho rằng trường hợp của Công Phượng là một ví dụ để những nhà làm luật lưu ý hơn về việc bảo vệ quyền riêng tư, quyền nhân thân trong lần sửa đổi Bộ luật dân sự tới đây.

Nhiều người nổi tiếng kiện vì bị vi phạm quyền riêng tư

Năm 2010, vợ chồng diễn viên điện ảnh Brad Pitt và Angelina Jolie đã thắng tờ báo News Of The World trong vụ kiện đưa thông tin sai sự thật và xâm phạm đời tư của họ.

Báo News Of The World phải bồi thường thiệt hại và đăng tải lời xin lỗi đối với Jolie và Pitt.

Vợ chồng Brad Pitt và Angelina Jolie 

Tháng 1-2013, doanh nhân Ned RocknRoll – chồng của nữ diễn viên Kate Winslet cũng đã thắng trong một cuộc chiến pháp lý với tờ The Sun, nhằm buộc tờ báo này ngừng ý định đăng tải tấm hình “bán khỏa thân” của anh.

Cũng vào năm 2013, Ernesto Mauri, giám đốc điều hành công ty Mondadori, chủ sở hữu tờ tạp chí Closer ở Pháp đã bị truy tố vì tội “xâm phạm đời tư” do cho phép đăng các bức ảnh ngực trần của công nương Anh Catherine, vợ hoàng tử Williams, vào tháng 9-2012.

Đầu năm 2014, tạp chí Closer, tờ báo đưa tin tổng thống Pháp có bồ nhí hồi đầu tháng, vừa bị tòa yêu cầu bồi thường cho bộ trưởng Văn hóa Pháp trong một vụ kiện khác liên quan đến xâm phạm đời tư.

Bộ trưởng Văn hóa Pháp Aurelie Filippetti - Ảnh AFP

Tháng 3-2014, tạp chí Closer cũng bị buộc phải trả cho nữ diễn viên Julie Gayet 20.700 USD vì đăng tải những tấm hình riêng tư của cô nhằm cáo buộc “mối quan hệ ngoài luồng” của nữ diễn viên này với tổng thống Pháp.

Võ Hương - Trà My
Nguồn: Tuổi trẻ Online
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.