Chuyên mục
Sự trở lại của kỷ nguyên khinh khí cầu
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Sự trở lại của kỷ nguyên khinh khí cầu

Thứ bảy 04/08/2018 10:02 GMT + 7
60 năm sau thời vệ tinh của người Nga Sputnik, khí cầu bay cao đang thách thức vệ tinh.



Dùng machine-learning để "bắt gió"

Anh em Montgolfier là những người đầu tiên bay được lâu trên khí cầu khí nóng, vào năm 1783, mở ra viễn cảnh con người có thể chu du khắp nơi trên những tầng mây. Thế nhưng khinh khí cầu Hindenburg, niềm tự hào của nước Đức, bất ngờ cháy rụi trong chuyến bay định mệnh năm 1937, cũng chấm dứt kỷ nguyên khinh khí cầu.

Tuy nhiên, từ đó đến nay, nhiều dự án phát triển khinh khí cầu đã được ra đời với nhiều tiến bộ vượt bậc.

So với vệ tinh, khinh khí cầu có vị trí thuận lợi để truyền thông hoặc quan trắc ở độ cao khoảng 30km, thấp hơn vệ tinh rất nhiều. Chúng chỉ tốn một phần chi phí rất nhỏ, và không giống với vệ tinh và có thể dễ dàng đưa chúng đưa trở lại Trái đất để nâng cấp hay sửa chữa.

Nasa tiên phong với khinh khí cầu ở tầng bình lưu trong thập niên 1950, ngày nay cơ quan này sử dụng chúng cho nghiên cứu khí quyển, quan sát Trát đất và khám phá các loại tia trong vũ trụ.

Bước đột phá quan trọng là hiện nay các nhà khoa học và kỹ sư đã nắm được cách điều khiển hướng bay của khí cầu. "Chúng tôi đang học một lĩnh vực định hướng hoàn toàn mới," Jeffrey Manber, CEO của công ty không gian từ Mỹ có tên Nanocracks, nói. "Với tôi, những gì đang diễn ra bây giờ là quay lại những ngày tuyệt vời khi ta giong buồm theo hướng gió và dõi theo các vì sao - đó là quay trở về tương lai."

Dự án Loon, thuộc công ty mẹ của Google là Alphabet, là một trong những dự án đầu tiên tận dụng những luồng gió đối lập này với khí cầu bay cao để cung cấp thiết bị liên lạc ở những vùng xa xôi hay khu vực bị thảm họa.

Kế hoạch ban đầu là một loạt khí cầu bay theo luồng gió lớn, nhưng các nhà nghiên cứu phát hiện ra khí cầu có thể đứng tại chỗ bằng cách sử dụng các luồng gió đối lập ở độ cao khác nhau.

Các thuật toán tinh tế nhờ vào việc máy tính tự học (machine-learning) có thể thay đổi độ cao và bắt đúng luồng gió.

Dự án Loon của Google, sử dụng khinh khí cầu để phát internet.

Dự án Loon đã cung cấp internet cho 300.000 người ở Puerto Rico sau khi cơn bão Maria hủy hoại cơ sở hạ tầng ở nơi này vào năm 2017. Công ty World View, có trụ sở ở Tucson, dự kiến sử dụng khí cầu của họ có tên gọi Stratollites, không chỉ là thiết bị chuyển tiếp liên lạc mà còn là nền tảng giám sát.

Ứng dụng của khí cầu đang vô tận, từ việc liên tục giám sát các cánh rừng để cảnh báo cho lực lượng phản ứng nhanh ngay khi có đám cháy, đến việc quan sát những vùng xa xôi của đại dương để chống hải tặc trên biển, hay theo dõi sức khỏe cánh đồng theo thời gian thực.

Khí cầu Stratollites hiện thời chở theo khoảng 50kg thiết bị, và chúng có thể vận hành vĩnh viễn nhờ có pin mặt trời, đủ năng lượng để vận hành radar hoặc truyền tải thông tin mạnh mẽ.

Những khí cầu lớn hơn có khả năng chở khối lượng hàng lớn hơn đang được sản xuất. Kế hoạch dài hạn hơn bao gồm du lịch cận vũ trụ và vận tải hàng hoá. Khi xong nhiệm vụ, khí cầu Stratollite sẽ bay đến điểm tập kết và bung dù để rơi xuống mặt đất. Công nghệ tương tự cũng được sử dụng để vận tải hàng cứu trợ hoặc hàng hóa đến nơi xa xôi.

Trung Quốc trong cuộc chạy đua

Chậm chân hơn người Mỹ nhưng Trung Quốc lại đang thể hiện tham vọng lớn hơn trong lĩnh vực phát triển khinh khí cầu. Công ty KuangChi Science (KC), được thành lập ở Thâm Quyến từ 2010, là hãng chuyên về phi thuyền và công nghệ viễn thông. Công ty đang phát triển khí cầu du lịch và phiên bản định hướng bằng gió trên tầng bình lưu của riêng mình.

"Mối tập trung ban đầu ở Trung Quốc là viễn thông và viễn thám, với những khách hàng gồm các đô thị tìm cách kết nối khí cầu Traveller vào hệ thống Thành phố Thông minh," Zhou Fei, lãnh đạo phòng nghiên cứu phát triển của Công ty KC Space nói. Ông cho biết chi phí sẽ chỉ tốn từ khoảng một phần mười cho đến một phần trăm so với hệ thống vệ tinh tương đương.

Dự án du lịch bằng khinh khí cầu của KuangChi Science.

Traveller sẽ mang theo một khoang gồm sáu hành khách lên tầng bình lưu. Tháng 10 năm ngoái, KuangChi đã phóng một khí cầu chở theo một chú rùa đến độ cao 21km và đưa khí cầu trở về an toàn. Điều này có thể hứa hẹn những chuyến bay có hành khách vào năm 2021, với giá từ 96.000 USD một vé.

Fei cho biết khí cầu Traveller cũng có thể là nền tảng "phóng tàu thứ cấp". Điều này có nghĩa là đưa một tên lửa lên cao khỏi bầu khí quyển Trái Đất, từ đó nó có thể phóng một tên lửa nhỏ bay xa vào quỹ đạo dễ dàng hơn so với bay từ mực nước biển. Cách làm này có thể hữu ích cho thị trường vệ tinh nhỏ CubeStats đang phát triển.

Quân đội Trung Quốc cũng đang để mắt đến vùng "cận không gian". Không ai kiểm soát khu vực này - và - khí cầu bình lưu cung cấp một giải pháp chi phí thấp cho giám sát quân đội và những ứng dụng khác. Điều này có thể dẫn đến hàng loạt hợp đồng quân sự.

Theo BBC Future
Nguồn: nhipcaudautu.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.