Chuyên mục
Lãnh đạo thế giới dùng dịch vụ điện thoại như thế nào?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Lãnh đạo thế giới dùng dịch vụ điện thoại như thế nào?

Chủ nhật 08/01/2017 04:42 GMT + 7
Tổng thống sắp nhậm chức Donald Trump đã gây chú ý của truyền thông vì cách ông gọi điện cho lãnh đạo quốc tế. Theo báo New York Times, các đồng minh của Mỹ "cứ gọi đại vào Tháp Trump" trong những ngày hậu bầu cử.

Đài BBC News ngày 8/1 (giờ VN) có bài viết về thủ tục nói chuyện bình thường giữa các nguyên thủ ra sao:

"Xin chào, cho tôi nói chuyện với tổng thống?" - trên thực tế, ít người trực tổng đài nào sẽ nghe được câu này. Nhân viên của các lãnh đạo đã phải lo chuẩn bị cách thức trước khi hai nhà lãnh đạo chào hỏi nhau. Khi trò chuyện, hai nguyên thủ quốc gia Nga – Mỹ khá thân mật: “Putin đây, Obama có nhà không?”.

Theo lời Stephen Yates – người đã từng là phó cố vấn an ninh quốc gia cho cựu Phó tổng thống Mỹ Dick Cheney: "Khi hai nước có quan hệ khăng khít, phòng hội nghị bên này chỉ cần gọi bên kia và nói lãnh đạo chúng tôi muốn gặp".

Ông Donald Trump nói chuyện bằng điện thoại trên máy bay riêng vào năm 2000 (Ảnh: AP).

Ngược lại, khi hai nước ít liên lạc với nhau, một đại sứ có thể chính thức đề nghị. Họ sẽ đề xuất nội dung nói chuyện, và nếu hai bên đồng tình, nhóm bên kia sẽ đưa nội dung vào nghị trình. Quan trọng là, các nguyên thủ quốc gia thường được báo cáo rõ trước khi nói chuyện với nhau để chuẫn bị nội dung dài ngắn cho buổi trao đổi – thường một số vấn đề quan trọng cũng được hai bên bàn tán với nhau.

Tại Mỹ, tổng thống được Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) nộp hồ sơ lên. Nếu chỉ là cuộc gọi xã giao, thông tin cung cấp có thể sơ sài, có thể hai hay ba điểm chính. Cũng có thể nhờ chuyển lời hỏi thăm người chồng, hay bà vợ bị ốm. Nếu chủ đề nhạy cảm, NSC sẽ đề xuất gặp mặt vài chục giây để tường trình, và rồi cùng lắng nghe cuộc gọi. Thường thì trong các trường hợp như vậy, tổng thống đồng ý cho gặp để nghe những lời tư vấn.

Tổng thống Mỹ Barack Obama nói chuyện trong phòng Bầu dục (Ảnh: Getty).

Thông thường, những lãnh đạo thế giới hay có các trợ tá và người phiên dịch ngồi cạnh. Ngay cả nếu họ biết tiếng nước ngoài, họ cũng thường chỉ nói chuyện bằng tiếng mẹ đẻ. Theo Kevin Hendzel – người đã từng là chuyên gia ngôn ngữ cho Nhà Trắng:  "Đôi khi là do tự hào dân tộc, nhưng cũng để tránh hiểu lầm theo kiểu ông nói gà, bà nói vịt".

Thêm một điều quan trọng nữa: người phiên dịch cho tổng thống Mỹ phải được kiểm tra an ninh, nhân thân, thậm chí kiểm tra việc nói dối, trước khi được tiếp cận thông tin nhạy cảm ở cấp độ cao. Đôi khi quá trình kiểm tra chặt chẽ đến nỗi Nhà Trắng loại nhầm người. Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, năm 2010, viết trong email, rằng "Tôi phải chiến đấu với người trực tổng đài Nhà Trắng khi anh ta không tin lời giới thiệu của tôi".

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Thủ tướng Đức Angela Merkel biết ngôn ngữ của nhau nhưng vẫn dùng tiếng mẹ đẻ (Ảnh: Reuters).

Giữa Mỹ với Nga đã có thiết lập một đường dây thông tin nóng Moscow-Washington, thường gọi "điện thoại đỏ", là hệ thống đặc biệt cho phép liên lạc trực tiếp giữa lãnh đạo hai nước. Đường dây này dùng để gửi văn bản và hình ảnh được làm từ sau khủng hoảng tên lửa Cuba 1962, khi hai nước tiến gần đến chiến tranh hạt nhân. Đây vẫn là hệ thống mở, cho phép liên lạc ngay nếu cần... Và có lẽ Tổng thống đắc cử Trump sau khi tiếp quản Nhà Trắng, vẫn duy trì  "điện thoại đỏ" để trò chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Một điều quan trọng khác là: khi trò chuyện qua điện thoại hay tiếp cận nhau, xuất phát từ tinh thần dân tộc, những nguyên thủ quốc gia hay dùng tiếng mẹ đẻ. Trong bối cảnh đó, sau khi được đại cử tri toàn nước Mỹ bầu làm tổng thống và đã được Quốc hội xác nhận ngày 7/1, ông Trump hứa hẹn sẽ có nhiều câu nói “để đời” qua điện thoại với những nguyên thủ quốc gia trên thế giới sau khi trở thành chủ nhân Nhà Trắng vào trưa 20/1/2017.

Lê Miên Tường (Theo BBC News, 1/2017)
Nguồn: nguoitieudung.com.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.