Chuyên mục
Buôn tiền mã hóa: Sàn nào an toàn?
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Buôn tiền mã hóa: Sàn nào an toàn?

Thứ sáu 10/08/2018 08:46 GMT + 7


Hàng trăm triệu USD ở các sàn giao dịch tiền mã hóa truyền thống đã bị hacker lấy đi...

Nạn nhân kế tiếp?

Sự kiện này thêm lần nữa đặt dấu hỏi về mức độ an toàn không gian mạng cho các nhà đầu tư “say mê” kiếm tiền từ các giao dịch tiền mã hóa.

Mới nhất là sự kiện sàn giao dịch Bancor bị tấn công lấy mất số tiền mã hóa, bao gồm đồng Ethereum (ETH), đồng tiền ảo Bancor (BNT) - đồng tiền do chính sàn này phát hành và đồng NPXS.Tổng số tiền bị lấy là 23,5 triệu USD, nhưng sau đó, Bancor thông báo đã đóng băng được 10 triệu USD đồng BNT do Công ty phát hành bằng cách sử dụng các giao thức khẩn cấp.

Tuy nhiên, gần 25.000 đồng ETH (tương đương 10 triệu USD) bị đánh cắp và và 230 triệu đồng NPXS (khoảng 1 triệu USD) xem như đã “bốc hơi”, cho dù Bancor cho biết sàn này đang làm việc với hàng chục sàn giao dịch tiền khác để theo dõi dòng tiền bị đánh cắp và cho rằng kẻ trộm khó mà tẩu tán tài sản.



Buon tien ma hoa:  San nao an toan?
 
Vụ trộm xảy ra tại một ví tiền ảo dùng cho một số hợp đồng và đang được điều tra chi tiết. Còn Bancor thông báo bảo trì và “sẽ sớm trở lại” sau sự cố này. Sau khi hacker ghé thăm, giá đồng BNT của Bancor đã giảm từ mức 3,19 USD/đồng vào ngày 9.7 về còn 2,35 USD/đồng. Giá trị vốn hóa của sàn đã bốc hơi 41 triệu USD sau vụ tấn công mạng, theo trang CoinMarketCap.

Đi theo đà giảm của thị trường tiền mã hóa, giá trị vốn hóa của Bancor từ đầu năm đến nay cũng đã giảm đi hơn 60%, nay chỉ còn 119 triệu USD. Thông tin này cũng khiến cho các đồng tiền mã hóa chủ chốt như Bitcoin (BTC) hay ETH giảm mạnh. Giá trị vốn hóa của đồng BTC đã bốc hơi khoảng 8 tỉ USD, còn đồng ETH giảm hơn 6 tỉ USD.

Xét cả thị trường, giá trị vốn hóa của hơn 1.737 đồng tiền, token các loại trên Coinmarketcap.com tính đến thời điểm hiện tại đạt 275 tỉ USD, vẫn thấp hơn khoảng 10 tỉ USD so với thời điểm ngày 9.7. Trong 2 tuần cuối tháng 7, giá đồng tiền mã hóa đã hồi phục trở lại, nhưng lại nhanh chóng rớt mạnh vào ngày đầu tháng 8. Đồng Bitcoin hiện ở mức 7.685 USD/đồng, giảm 9,1% so với ngày cuối tháng 7.

Các sàn giao dịch liên tiếp để xảy ra tình trạng bị hacker ghé thăm trong thời gian gần đây. Hồi tháng 6, sàn giao dịch tiền mã hóa Bithumb có trụ sở tại Seoul (Hàn Quốc) công bố bị tấn công, đánh cắp số tiền trị giá khoảng 30 triệu USD. Bithumb là sàn giao dịch có quy mô lớn nhất Hàn Quốc, và xếp thứ 6 trên thế giới.

Tuy nhiên, Bancor là kiểu sàn giao dịch thế hệ mới, khác với các sàn giao dịch truyền thống khác. Đặt trụ sở tại Israel, Bancor là sàn giao dịch phi tập trung, được phát triển sau khi huy động được 153 triệu USD chỉ trong vài giờ sau đợt phát hành tiền ảo lần đầu ra công chúng (ICO) vào tháng 7 năm ngoái. Mô hình này tự động định giá và giao dịch bất kỳ loại tiền ảo nào mà nhà đầu tư muốn giao dịch và đưa lên. Trong năm đầu tiên, Bancor đã thực hiện các giao dịch tiền mã hóa trị giá hơn 1 tỉ USD, theo số liệu của Công ty.

Với số vốn huy động khổng lồ, Bancor có lúc được xem là “ngọn cờ đầu” trong mô hình giao dịch phi tập trung, được cho là “tương lai” của các sàn giao dịch tiền mã hóa với ưu điểm vượt trội hơn so với các sàn giao dịch truyền thống. Theo đó, sàn giao dịch không nắm giữ tài sản của khách hàng, các giao dịch thực sự là của nhà đầu tư.

Ước tính có khoảng hơn 380 tỉ USD được giao dịch qua các sàn giao dịch và 99% chảy qua các sàn giao dịch tập trung, tức các lệnh giao dịch được thực thi bởi hệ thống nội bộ khép kín. Trong đó có khoảng 73% con số những giao dịch này là “giam giữ” tài sản của nhà đầu tư, tức sàn giao dịch quản lý ví của người dùng. Các sàn phổ biến có thể nhắc tới là Gemini, Coinbase, Bitfinex... 



Buon tien ma hoa:  San nao an toan?
 
Chẳng hạn, Coinbase quản lý tài sản người dùng thông qua sổ cái kế toán, ghi lại danh sách từng khách hàng mà họ sở hữu. Khách hàng chỉ khi bán hoặc chuyển giao tài sản, người dùng mới có quyền kiểm soát.

Với ưu điểm là dễ sử dụng, nhà đầu tư truy cập vào ví bằng cách xác thực tên và mật khẩu. Nhưng khi hacker tấn công lấy được mật khẩu, thì tất cả sẽ biến mất (hay nói đúng hơn là những tài sản không được lưu trữ trong “kho lạnh”, tức không có kết nối internet). Nhưng ngược lại, các sàn giao dịch kiểu cũ lại là mục tiêu của các hacker, đồng thời thu phí cao và thiếu sự riêng tư.

Điều này là những gì đã xảy ra ở trường hợp mất 480 triệu USD ở sàn Mt. Gox năm 2014, 5 triệu USD ở Bitstamp năm 2015, 65 triệu USD ở Bitfinex năm 2016 và mới đây là 500 triệu USD từ Coincheck.

Các sàn giao dịch phi tập trung thì ngược lại. Các lệnh được thực thi dựa trên hợp đồng thông minh được tạo ra từ công nghệ blockchain, cho phép người dùng giao dịch trên cơ sở ngang hàng. Nhưng điều đặc biệt quan trọng hơn ở đây, là nền tảng giao dịch không được điều hành bởi một chủ thể duy nhất, vốn có thể mang lại nhiều rủi ro về đạo đức và rủi ro tài sản vì tập trung vào một chủ thể.

Biến động về mô hình

Từ cuối năm ngoái đến nay, hoạt động trao đổi tiền mã hóa đang có sự biến động lớn về mô hình cũ và mới, bắt đầu được nhiều nhà đầu tư chú ý hơn. Tuy nhiên, lượng giao dịch thanh khoản trên các sàn kiểu mới vẫn chưa lớn, vì vậy chưa tập trung được các nhà đầu tư “say máu” kiếm tiền.

Nhưng kể từ khi xuất hiện nhiều sự cố ở các sàn giao dịch tập trung, nhà đầu tư mới bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến mô hình “phân cấp”. Thậm chí người Việt cũng có một thương vụ huy động tương tự. Đó là việc huy động được 52 triệu USD qua hình thức ICO của Lưu Thế Lợi với sản phẩm tương lai là sàn giao dịch phi tập trung Kyber Network.

Dù vậy, sự cố mất tài sản ở sàn Bancor thêm lần nữa đặt dấu hỏi về khả năng chống hacker nói chung của hoạt động giao dịch tiền mã hóa, cho dù là mô hình mới hay mô hình cũ. Thêm nữa, vấn đề mà các nhà đầu tư đối mặt hiện nay không chỉ là rủi ro đạo đức của các ông chủ sàn, hay khả năng bảo mật ví tiền của mình, mà còn cộng thêm các quy định pháp lý chưa rõ ràng ở nhiều quốc gia.

Vì thế, câu chuyện của sàn giao dịch còn là câu chuyện của niềm tin. Có nên tin tưởng vào một bên thứ 3 hay không? Hay niềm tin đó có thể dựa hoàn toàn vào hợp đồng thông minh? Từ khóa “sàn giao dịch phi tập trung” trở nên thông dụng và nóng hơn trong 1 năm qua, nhưng thực tế, một nhà đầu tư phản ánh rằng chưa thực sự thấy rõ sự “phân cấp” của chúng là như thế nào, khác biệt ra sao với cơ chế “tập trung”. Nhiều nhà đầu tư tranh luận rằng cơ chế bên trong của các sàn vẫn là không minh bạch và vẫn có khả năng bị “chơi xấu”.

Thiên Phong
Nguồn: nhipcaudautu.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.