Chuyên mục
Bài học sau vụ rò rỉ hàng loạt thông tin cá nhân của chính trị gia Đức
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Bài học sau vụ rò rỉ hàng loạt thông tin cá nhân của chính trị gia Đức

Chủ nhật 13/01/2019 03:39 GMT + 7
Nước Đức vừa xôn xao về vụ một thanh niên 20 tuổi được xác định là thủ phạm tung dữ liệu cá nhân của các chính trị gia và người nổi tiếng hàng đầu nước này lên mạng. Đáng nói, thanh niên này không phải là chuyên gia máy tính, khiến dư luận đặt câu hỏi về lỗ hổng an ninh mạng.

Trong vụ việc được đánh giá là một trong những vụ rò rỉ dữ liệu lớn nhất trong lịch sử nước Đức, Cảnh sát Liên bang Đức dù chưa tiết lộ danh tính nghi phạm nhưng cho biết, thanh niên công khai các dữ liệu cá nhân bao gồm ảnh, số điện thoại, thư từ và dữ liệu thẻ tín dụng của gần 1.000 chính trị gia, nhà báo và người của công chúng hiện đã được thả và hợp tác với nhà chức trách.

Thông tin cá nhân của hàng trăm chính trị gia Đức, trong đó có Thủ tướng Angela Merkel đã bị rò rỉ qua một tài khoản vô danh trên mạng xã hội Twitter

Loại trừ bên thứ ba tham gia vụ tin tặc 

Từ 1-12-2018, một sinh viên đang sống cùng với bố mẹ mình ở bang miền Tây Hesse đã đăng lên mạng xã hội Twitter các liên kết và mật khẩu của tài khoản những nhân vật nổi tiếng. Theo CNBC, tin tặc đã công bố 2 địa chỉ email cùng mã số thuế của Thủ tướng Angela Merkel. Không rõ đây là tài khoản cá nhân hay tài khoản công khai của bà. Những người khác trong danh sách bị rò rỉ thông tin cá nhân là các phóng viên đài truyền hình, diễn viên hài và ca sĩ.

Cơ quan điều tra cho biết, thanh niên 20 tuổi thừa nhận đã hành động một mình trong quá trình thu thập dữ liệu khổng lồ, không có dấu hiệu của bất kỳ ai khác hoặc bất kỳ nhà nước nước ngoài nào có liên quan. Anh ta nhắm vào các nạn nhân vì họ đã đưa ra những bình luận khiến anh ta tức giận. “Nam sinh viên khai rằng động cơ của anh ta là do không thích các tuyên bố công khai của các chính trị gia, nhà báo và nhân vật của công chúng. Đối tượng đã bị bắt hôm 6-1 tại một ngôi nhà ở Hesse, vì nghi ngờ gián điệp và xuất bản bất hợp pháp thông tin cá nhân”, Reuters trích lời công tố viên cao cấp Georg Ungefuk cho biết.

Cùng với đó, nhà chức trách cũng khám xét nhà của một thanh niên 19 tuổi ở Heilbronn, một thị trấn phía Bắc thành phố Stuttgart, người đã liên lạc với tin tặc và hợp tác với chính quyền như một nhân chứng.

Một số hãng tin, trong đó có Thời báo New York và Forbes ban đầu cho rằng đảng cực hữu “Sự lựa chọn vì nước Đức” (AfD) đứng sau vụ tin tặc này vì không ai trong số các thành viên của đảng này bị tiết lộ thông tin cá nhân. Tuy nhiên, phía cảnh sát khẳng định: “Các cuộc điều tra cho đến nay không cung cấp dấu hiệu nào cho thấy sự tham gia của bên thứ ba”. Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Liên bang Đức, ông Holger Münch cho biết, cơ quan chức năng không đánh giá vụ tin tặc là tội ác mang tính chính trị và nghi phạm không có mối quan hệ nào với nhóm cực đoan nào ở Đức.

Bài học cảnh giác về an ninh mạng

Trong một cuộc họp báo cùng với ông Holger Münch và ông Arne Schönbohm, lãnh đạo cơ quan an ninh công nghệ thông tin của Chính phủ, Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer cho biết: “Trong những vấn đề quan trọng như thế này, chúng tôi đã tích cực thực hiện công việc của mình”. Lời khẳng định này rất có thể là để đáp trả những chỉ trích từ các đảng phái đối lập, cáo buộc Bộ Nội vụ đã không coi sự việc là nghiêm trọng. Bộ trưởng Horst Seehofer cho biết, cơ quan chức năng đã xóa dữ liệu bị đánh cắp ngay sau khi vụ rò rỉ loang ra vào cuối ngày 3-1 và Bộ Nội vụ đã tư vấn cho các thành viên của Quốc hội Đức về cách thức xử lý vụ tin tặc. “Nhà chức trách đã làm rất tốt, rất nhanh chóng và hiệu quả”, ông Seehofer nói. 

Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Holger Münch cho biết thêm, một đội đặc nhiệm đã được thành lập để ứng phó trước nhận định vụ tin tặc sẽ có quy mô lớn hơn nhiều. Tuy nhiên, nghi phạm duy nhất đã được phát hiện trong vòng 48 giờ.

Mặc dù vậy, cảnh tượng các cơ quan an ninh cao nhất của Đức nín thở truy vết một thanh niên 20 tuổi không phải là chuyên gia công nghệ thông tin nhưng lại có thể có được dữ liệu cá nhân của cả nghìn người nổi tiếng khiến công chúng không khỏi băn khoăn về sự an toàn đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của Chính phủ.

Yên Vũ 
Theo DW/Businessinsider
Nguồn: anninhthudo.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.