Chuyên mục
Con đường từ cậu bé di cư thành Phó chủ tịch Ford Motor
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Con đường từ cậu bé di cư thành Phó chủ tịch Ford Motor

Chủ nhật 04/06/2017 03:45 GMT + 7
Tăng Hậu Thái đã khiến lịch sử huy hoàng của Mustang kéo dài tới tận ngày nay. Ngược lại, câu chuyện này là một ví dụ khác về thành công của người nhập cư ở Mỹ, một điển hình của người Mỹ gốc Việt.

Dựa lưng vào chiếc ghế tại văn phòng của Ford ở Dearborn, Michigan, bạn có thể thấy những suy nghĩ của Tăng Hậu Thái đang lang thang hàng ngàn dặm về khoảng thời gian cách đây gần 50 năm. Trong tâm trí của Tăng Thái Hậu, đó là một ngày ấm áp ở Sài Gòn và ông đang đi chơi cùng với bố, một giáo viên người Việt, người có cộng tác trong một số việc với quân đội Mỹ.

Khi đó chỉ mới 5 tuổi, Thái cảm thấy sợ trước những người lính Mỹ, những chiếc xe Jeep, xe tải và xe tăng của họ, "những người to lớn lái tất cả các phương tiện cơ giới". Song ngày hôm đó, một cỗ máy khác đã lọt vào mắt cậu bé, theo cách cậu ta khó có thể mường tượng vào lúc đó rằng nó sẽ định hình cuộc sống của mình. Ở vùng đất "nơi cái gì đó như VW Bug đã là một chiếc xe sang trọng”, Thái nhớ lại, “và Vespa là chiếc xe máy của cả gia đình", không thể bỏ qua một chiếc Mustang Mach One to lớn và hầm hố, được vận chuyển đến căn cứ quân sự để giải trí cho các binh sĩ.

Hình ảnh đó mãi mãi vẫn in đậm trong tâm trí Thái khi chiến tranh ngày càng tiến gần tới ngôi nhà của ông. Năm 1975, cậu đã phải cùng cha, mẹ và em trai lên một chiếc máy bay thuê, rời khỏi Sài Gòn. Con đường di tản rốt cuộc đã đưa họ tới Brooklyn, New York, nơi cha mẹ Tăng Hậu Thái cùng làm việc cho Chase Manhattan Bank.


Cuộc sống ở Mỹ

"Đến nước Mỹ chỉ 2 ngày, bố mẹ tôi đã đưa tôi đến trường công vì họ phải đi làm”, ông nhớ lại. Lúc đó ông chỉ nói được 4 từ tiếng Anh mà ông học được khi xem một nhà ảo thuật trên Truyền hình Các lực lượng vũ trang Mỹ. "Tôi chưa bao giờ có thể nói, '3', vì vậy tôi có thể nói '1’, ‘2’ và ‘cảm ơn' - bốn từ”.

Tăng Hậu Thái tốt nghiệp trường công lập với điểm tốt đủ để vào Đại học Carnegie-Mellon. Với tấm bằng kỹ thuật, ông nhanh chóng kiếm được một việc làm tại Ford sau khi tốt nghiệp năm 1988. Trong hệ thống của Ford, ông đã kinh qua nhiều cương vị, đầu tiên là tại Mỹ, rồi tới Châu Âu. Tuy nhiên bằng cách nào đó, sự nghiệp của ông tiếp tục giao thoa với Mustang.

"Tôi nhớ đã trở thành một kỹ sư trẻ, tới các trường thử xe mùa đông của chúng tôi ở Naples, Florida, và tất cả chúng tôi phải ghen tị với Đội Mustang bởi họ có áo jacket riêng của mình, họ có những xe moóc được phát triển riêng, với biểu tượng “con ngựa nhỏ” trang trí bên sườn”, ông nhớ lại. “Họ là Đội A”.


Tuy nhiên vào buổi bình minh của thế kỷ 21, phần chrome trên quầng sáng của Mustang đã mờ đi một chút. Doanh số bán hàng giảm mạnh và có người đã tự hỏi liệu đã đến lúc khai tử nhãn hiệu tồn tại lâu nhất của Ford này. Đương nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Ford nỗ lực, song lần nào cũng vậy, có điều gì đó giúp chiếc Mustang sống lại. Lần này, đó là Tăng Hậu Thái.

Tái sinh di sản


Hãy gọi đó là điều may mắn, sự kết hợp giữa may mắn và kinh nghiệm. Cho đến khi đó, Thái là chuyên gia về các nền tảng dẫn động cầu sau, kỹ năng ngày càng hiếm trong một công ty tập trung vào các sản phẩm dẫn động cầu trước. Tăng Hậu Thái được bổ nhiệm làm người đứng đầu chương trình chế tạo chiếc Mustang thế hệ mới. Giám đốc thiết kế của Ford, J. Mays, trình bày với nhóm một thiết kế "di sản", vốn được xem là bản hoài cổ chiếc Mustang đời 1967 cổ điển, tác phẩm yêu thích của những người theo chủ nghĩa thuần túy Mustang.

"Bạn có thiên hướng nói rằng 'tôi muốn đặt dấu ấn của mình ở nó', Thái thừa nhận. Tuy nhiên, ông cũng nhanh chóng nói thêm: "Tôi nghĩ chúng tôi đã cho thấy rất nhiều sự tôn trọng với thương hiệu Mustang với những gì chúng tôi đã làm”.


Niềm vui bên "chú ngựa nhỏ".

Tuy nhiên đó không chỉ đơn giản là một chiếc xe làm lại từ bản gốc. Mẫu xe ra đời năm 2005 này, ngoài hình hài hoài cổ cũng là chiếc ôtô rất hiện đại, có thể tạo cảm giác lái thú vị vốn làm cho thương hiệu Mustang thành công vang dội trong thời kỳ đầu. Các bài viết đánh giá chiếc Mustang 2005 đều tích cực, và đơn hàng đến liên tiếp. Trong gần một năm, Ford phải nỗ lực để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Những người biết về Thái - một người Việt di cư - mô tả ông là một người nghiện công việc. Ông có thể sôi nổi, với nụ cười thường trực trên môi, phong cách nhẹ nhàng và luôn tỏ ra hài hước. Tăng Hậu Thái nay đã thành thạo tiếng Anh, và tại nhà máy AutoAlliance ở Flat Rock, Michigan, công nhân trên dây chuyền lắp ráp Mustang dường như bị sốc khi nghe câu chuyện về cuộc hành trình của ông từ vùng chiến tranh đến Ford.

Thăng tiến

Sau khi tạo lập được uy tín nhờ tái sinh chiếc Mustang năm 2005, năm 2013, Tăng Hậu Thái được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch điều hành phụ trách mảng mua sắm linh kiện thay Tony Brown, tức là chịu trách nhiệm về cách thức công ty chi tiêu 100 tỷ USD/năm. John Henke, người làm việc cho công ty tư vấn Planning Perspectives Inc. trụ sở tại Detroit, chuyên thực hiện báo cáo thường niên về thái độ của nhà cung cấp đối với các hãng chế tạo ôtô, cho rằng kết quả của báo cáo chủ yếu phản ánh ảnh hưởng của người điều hành mua hàng. Henke từng cho rằng Tăng Hậu Thái đã không xây dựng đủ mối quan hệ với các nhà cung cấp khi Ford tụt thứ hạng chút ít trong báo cáo 2015. Tuy nhiên mới đây,  Henke đã phải thừa nhận Tăng Hậu Thái  đã có tiến bộ thực sự trong báo cáo năm 2016.

Các nhà cung cấp linh kiện được khảo sát cho biết Phó Chủ tịch điều hành Ford đang nỗ lực xây dựng các mối quan hệ tin cậy hơn. Ông cũng được tạp chí Automotive Supply Chain bình chọn là Nhà quản lý mua hàng của năm, và Ford cho rằng ông cùng với "một số đối tác cung cấp đã đi đầu trong những sáng kiến giúp tiết kiệm đáng kể chi phí nguyên vật liệu”.

Đội ngũ lãnh đạo của Ford năm 2016.

Mới đây nhất, kỹ sư gốc Việt sinh năm 1966 đã được Ford bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch phụ trách phát triển sản phẩm toàn cầu, đúng hơn là nhạc trưởng đứng đầu dàn nhạc “thiết kế”, để đưa những mẫu xe mới ra thị trường. Tăng Hậu Thái sẽ có cơ hội thể hiện những tham vọng của mình trong mọi lĩnh vực thiết kế, kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển sản phẩm của Ford.

Tăng Hậu Thái (bìa phải) đứng cùng vợ là Jenny, một người gốc Hoa. 

Tại Detroit có một cộng đồng người gốc Việt nhỏ nhưng đang phát triển. Trong đó có em trai Tăng Hậu Thái, cũng là một kỹ sư của Ford. Cương vị cao khiến cho Thái trở thành khuôn mẫu cho cộng đồng và ông dường như cũng rất sẵn sàng đóng vai trò này. Kết hôn với một người Mỹ gốc Hoa thế hệ đầu tiên, Tăng Hậu Thái  có hai con gái. Trong bối cảnh chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng cách đây hơn 40 năm, ông bắt đầu nghĩ tới việc về thăm lại mảnh đất nơi ông đã sinh ra.

Tâm Khanh (Theo Nghe nhìn Việt Nam)
Nguồn: xedoisong.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.