Chuyên mục
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo lần đầu tiết lộ về cơ nghiệp nghìn tỷ của Trung Nguyên ở Singapore
BÌNH LUẬN
Không hiểu sao tôi lúc nào cũng tin bà Thảo. Chắc có thể tôi cũng rơi vào cảnh như bà: công sức trí tuệ bị cướp một...

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo lần đầu tiết lộ về cơ nghiệp nghìn tỷ của Trung Nguyên ở Singapore

Thứ sáu 17/08/2018 15:47 GMT + 7
"Nếu ai đã từng đi Singapore và transit tại trạm Terminal 1 tại đây chắc sẽ tự hào khi thấy quán cafe Trung Nguyên của Việt Nam nằm ở vị trí đắc địa nhất tại sân bay Changi. Singapore chính là nơi đánh dấu sự bùng nổ của Trung Nguyên trên thị trường quốc tế", bà viết trong chia sẻ mới nhất trên trang cá nhân.


Năm 2008, tôi cùng 3 con sang Singapore, còn anh ở lại với mối đam mê riêng của mình. Tại Singapore, tôi nhận ra đây sẽ là nơi khởi đầu tuyệt vời để phát triển kinh doanh quốc tế, vì đó là điểm trung chuyển hàng không của khu vực và thế giới. 

Hàng triệu người hạ cánh xuống Singapore mỗi năm, vì thế, quảng bá Trung Nguyên tại đây sẽ rất hiệu quả và tiết kiệm. Đồng thời, sự tương đồng về văn hóa và ẩm thực tại Singapore sẽ khiến cho tiêu thụ nội địa ở quốc gia này gia tăng, giúp cho Trung Nguyên tăng được hàng xuất khẩu.

Trong suốt thời gian này, tôi lụi cụi một mình vừa lo tìm trường nhập học cho các con, vừa chuẩn bị "tái khởi nghiệp" nơi xứ người. Sau khi ổn định cuộc sống cho các con, vài tháng sau, tôi và các cộng sự thành lập văn phòng tại Henderson Park, mở quán cafe đầu tiên tại Terminal 1 ở sân bay Changi.

Mô hình này tôi đã mang theo về Việt Nam để sửa lại hệ thống quán sau 10 năm phát triển, đồng thời tái định vị cho Trung Nguyên. Khi ấy, với 50.000 đôla Sing làm vốn khởi điểm, tôi đăng ký thành lập công ty Trung Nguyên Singapore (TNS), một mình đứng tên và chịu trách nhiệm.

Năm 2009, tôi khai trương quán tiếp theo tại Liang Court. Hay tin, anh bay sang dự. Đó là ngày duy nhất anh sang Singapore kể từ khi công ty mở văn phòng tại đây. Cho tới tận lúc này, anh chưa bao giờ gặp gỡ và làm việc với nhân viên của tôi tại Singapore hay quốc tế.

Anh ít đi nước ngoài là vì anh biết được những hạn chế của mình về ngôn ngữ và giao tiếp trên thị trường quốc tế.

Do đó, ngay từ những ngày đầu tiên ở xưởng cà phê nhỏ xíu trên Ban Mê Thuột, anh luôn để tôi giao tiếp với khách nước ngoài, và luôn tin tưởng giao hết việc kinh doanh quốc tế cho tôi. Sau khi hàn gắn, tôi đưa các con trở về, cùng chồng tiếp tục quản lý Tập đoàn Trung Nguyên (TNG).

Năm 2010, tôi mang bầu bé út. Anh thương tôi vất vả, đề nghị tôi nhập chung TNS vào TNG để thuận tiện quản lý. Không chút do dự, tôi chuyển hết cổ phần tại TNS sang TNG. Ưu tiên lớn nhất của tôi lúc này là gia đình.

Việc kinh doanh quốc tế khi đó rất thuận lợi, vốn điều lệ và cổ phần của TNS tăng lên nhanh chóng, từ 50.000 lên 7.528.000 đôla Singapre. Việc chuyển nhượng các công ty con vào công ty mẹ, mà tất cả đều là công ty gia đình, tương đối suôn sẻ, mặc dù chúng tôi gặp phải không ít vướng mắc do cách quản lý kiểu gia đình.

Tuy nhiên, khi gia đình thuận hòa, những việc khó như quản lý tài chính, mua bán chuyển nhượng lại rất đơn giản. Anh và tôi cùng sáng lập công ty, nhưng khi cổ phần hóa thì cần tối thiểu 3 thành viên. Chúng tôi thống nhất đưa ba má anh vào làm cổ đông.

Con số thì "ghi đại", chồng 60%, vợ 30%, ba má chồng chung nhau 10%. Với chúng tôi khi ấy, việc chuyển tiền hay cổ phần cho nhau giống như việc mình tự chuyển tiền của chính mình, từ túi phải qua túi trái vậy. Tôi chưa bao giờ tính toán với anh bất cứ điều gì .

Những ngày tháng ấy, chúng tôi rất hạnh phúc. Đến đầu năm 2013, cả nhà chúng tôi còn cùng đi biển và chụp hình kỷ niệm 15 năm ngày cưới. Tôi nhớ như in khoảnh khắc cả gia đình mặc bộ đồ trắng chạy chân trần trên biển, cảm giác như sẽ bên nhau mãi mãi.

L.T

Xuất hiện 1 công ty nắm quyền kiểm soát mọi tài sản chung, hé lộ tỷ lệ sở hữu thực sự của ông Vũ bà Thảo tại Trung Nguyên



Tâm điểm phân chia tài sản giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo sẽ xoay quanh số cổ phần tại Trung Nguyên Investment - công ty mẹ tối cao của toàn hệ thống Trung Nguyên.

Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa vụ ly hôn của 2 nhà sáng lập Tập đoàn Trung Nguyên là ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo sẽ được đưa ra phân xử. Tâm điểm của vụ ly hôn này nằm ở việc phân chia khối tài sản chung có trị giá lên đến vài nghìn tỷ đồng của 2 người với tài sản giá trị nhất là số cổ phần tại Tập đoàn Trung Nguyên.

Sau phân chia tài sản, bên nào có được số phần cao hơn đương nhiên sẽ có lợi thế trong việc nắm quyền điều hành Tập đoàn Trung Nguyên.

Với cục diện đang có phần yếu thế hơn, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã đưa ra yêu cầu được nuôi dưỡng 4 người con chung và yêu cầu ông Vũ cấp dưỡng nuôi con đối với mỗi người con là 5% số cổ phần của Ông Vũ, 4 người con là 20% số cổ phần của Ông Vũ.

Ông Vũ yêu cầu được nuôi dưỡng 4 người con chung và không yêu cầu Bà Thảo cấp dưỡng nuôi con. Ông Vũ tôn trọng nguyện vọng của các con.

Nếu các con muốn sống với mẹ và nếu Tòa án phán quyết giao cho bà Thảo nuôi dưỡng 4 người con chung, ông Vũ cấp dưỡng mỗi người con là 5% số cổ tức của mình, 04 người con là 20% số cổ tức của ông Vũ. Ông Vũ vẫn cấp dưỡng nuôi con cho đến khi người con đã thành niên tốt nghiệp xong đại học.

Việc yêu cầu cấp dưỡng mỗi người con 5% số cổ phần bà Thảo đưa ra khác biệt rất lớn với 5% số cổ tức mà ông Vũ đề xuất khiến 2 bên chưa thể tìm được tiếng nói chung để hòa giải và sẽ phải chờ phán quyết cuối cùng của Tòa.

Để hiểu hơn về sự phân chia tài sản này cần phải nhìn vào cơ cấu sở hữu hiện tại của Trung Nguyên.

Công ty trung tâm của toàn bộ hệ thống Trung Nguyên là CTCP Tập đoàn Trung Nguyên, quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh cà phê của tập đoàn. Doanh nghiệp này hiện có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng - nhưng ông Vũ chỉ trực tiếp sở hữu 20% và bà Thảo sở hữu 10%.

70% cổ phần còn lại được nắm giữ bởi CTCP Đầu tư Trung Nguyên - Trung Nguyên Investment, công ty holding do ông Vũ và bà Thảo lập nên để quản lý tập trung khối tài sản của gia đình.

Với việc nắm quyền kiểm soát CTCP Tập đoàn Trung Nguyên thì mấu chốt của vụ việc phân chia tài sản ông Vũ - bà Thảo sẽ diễn ra tại Trung Nguyên Investment.


Ông Vũ, bà Thảo cũng trực tiếp nắm cổ phần tại công ty Đặng Lê, Công ty Cà phê Trung Nguyên, Công ty Cà phê Hòa tan Trung Nguyên

Trung Nguyên Investment có vốn điều lệ 3.160 tỷ đồng, nắm giữ quyền kiểm soát đối với CTCP Tập đoàn Trung Nguyên cùng 2 pháp nhân khác là Công ty Đầu tư Du lịch Đặng Lê và Công ty Vũ Nguyên Đăk Nông.

Không chỉ sở hữu về mặt cổ phần, Trung Nguyên Investment còn là chủ sở hữu trí tuệ tất cả các nhãn hiệu thuộc nhóm cà phê Trung Nguyên như: nhãn hiệu công ty, chuỗi quán cà phê, cà phê bột, cà phê hạt, cà phê tươi Trung Nguyên, cà phê hòa tan G7… theo như thông tin tra cứu từ Thư viện số về sở hữu trí tuệ (Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công Nghệ).

Tại thời điểm 31/12/2016, công ty này có 4 cổ đông gồm ông Vũ sở hữu 60%, bà Thảo sở hữu 30%.

Bố mẹ ông Vũ là ông Đặng Mơ và bà Lê Thị Ước mỗi người nắm giữ 5%. Tuy nhiên trong năm 2017, số cổ phần của ông Đặng Mơ đã được chuyển nhượng toàn bộ cho ông Vũ (1,66%), bà Ước (1,68%) và những người khác.

Đến cuối năm 2017, cơ cấu sở hữu của Trung Nguyên Investment gồm ông Vũ nắm 61,66%, bà Thảo nắm 30% và bà Ước nắm 6,68%.




Giả sử khối tài sản của ông Vũ bà Thảo sẽ được chia đôi thì khi đó mỗi người sẽ nắm giữ 45,83% cổ phần khi đó cục diện sở hữu có lợi cho ông Vũ hơn khi mà người thân của ông Vũ vẫn nắm giữ 8,34% cổ phần còn lại.

Tuy không nắm được cổ phần đa số nhưng với gần 46% cổ phần, bà Thảo vẫn có thể phủ quyết được nhiều quyết sách quan trọng của Trung Nguyên.

Nếu như Tòa phán quyết ông Vũ phải cấp dưỡng cho 4 người con 20% số cổ phần của mình thì lúc đó 4 người con sẽ có hơn 9% cổ phần của Trung Nguyên Investment, chưa kể cổ phần tại các công ty khác. Khi đó, quyền kiểm soát sẽ lại dịch chuyển về phía bà Thảo.
Nguồn: nhipsongkinhte.vn, ttvn.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.