Chuyên mục
Tâm trạng Nga trước nguy cơ 'cách mạng màu' Armenia
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Tâm trạng Nga trước nguy cơ 'cách mạng màu' Armenia

Chủ nhật 28/06/2015 11:39 GMT + 7
Trước làn sóng biểu tình, bạo loạn ở thủ đô Erevan của Armenia, các chuyên gia Nga đã cảnh báo nước này về nguy cơ một cuộc đảo chính giống Ukraine.



Armenia: Biểu tình không liên quan tới siêu cường nào

Hãng thông tấn Nga Interfax đưa tin, trong một động thái mới nhất được đưa ra ngày 27-6, người đứng đầu lực lượng cảnh sát Armenia tuyên bố, cuộc biểu tình lớn ở thủ đô nước này chỉ đơn thuần xuất phát từ các vấn đề kinh tế-xã hội nội bộ của nước này.

Các cuộc biểu tình phản đối tăng giá điện đang tiếp tục lan rộng tại Erevan, thủ đô của Armenia. Bình luận về sự kiện này, lãnh đạo Cảnh sát Armenia, ông Vladimir Gasparyan kêu gọi người biểu tình tránh khiêu khích và không phá rối trật tự công cộng.

"Mọi người biểu tình nhằm đưa ra những yêu sách xã hội, đòi hỏi chính phủ tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề kinh tế-xã hội và chúng tôi tiếp nhận hiện tượng một cách lý trí" - ông Gasparyan nói và nhấn mạnh "không có siêu cường nào liên quan" tới bạo loạn ở thủ đô nước này.

Hoạt động phản đối bắt đầu vào ngày 19-6 tại Quảng trường Tự do ở Erevan và chiều 22-6 đã biến thành cuộc biểu tình tiến về dinh tổng thống. Đụng độ giữa các nhân viên công lực và người biểu tình đã nổ ra vào sáng ngày 23-6, khi cảnh sát sử dụng thiết bị đặc biệt để giải tán những người biểu tình.


Cảnh sát Armenia được triển khai để giữ gìn an ninh trong cuộc biểu tình

Gần 240 người, bao gồm cả các nhà báo, đã được đưa đến đồn cảnh sát, trong số đó có 25 người phải hỗ trợ y tế. Ngay sau đó, Phó giám đốc Cảnh sát Erevan Valery Osipyan nói rằng tất cả những người biểu tình bị bắt giữ đã được thả về, tuy nhiên, các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục lan rộng.

Được biết, những người biểu tình trên đại lộ Nguyên soái Baghramian ở trung tâm Erevan yêu cầu hủy bỏ quyết định ngày 17-6 của Ủy ban dịch vụ công cộng về việc từ ngày 01-8 sẽ tăng giá điện thêm 16%. Đồng thời, người biểu tình cũng nêu ba yêu sách với chính quyền Armenia.

Cụ thể, các thành viên biểu tình đòi đình chỉ quyết định tăng giá điện, bắt đầu đàm phán với các nhà hoạt động của xã hội dân sự về vấn đề giảm lệ phí về năng lượng cũng như kêu gọi qui kết trách nhiệm với những nhân viên cảnh sát mặc thường phục hôm 23-6 đã sử dụng bạo lực trấn áp các nhà hoạt động xã hội và phóng viên.

Về vấn đề đối phó với người biểu tình, ông Gasparyan cảnh báo là công lực nước này sẽ sớm điều chỉnh lại lực lượng cảnh sát và các thiết bị đặc biệt. "Điều này được thực hiện để tránh việc chặn các đường phố và đại lộ khác trong thành phố" - vị lãnh đạo cảnh sát Armenia cho biết.


Cảnh sát dùng vòi rồng trấn áp người biểu tình quá khích

Ông nhấn mạnh rằng trong trường hợp xảy ra bạo động, các đối tượng vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước công lý: "Chúng tôi sẽ không chấp nhận bầu không khí vô trật tự". Tuy nhiên, ông nói cảnh sát sẽ không hành động nếu cuộc biểu tình duy trì được tính chất hoà bình.

Người đứng đầu cảnh sát Armenia một lần nữa khẳng định: "không có siêu cường nào liên quan" tới cuộc biểu tình ở Erevan. Đó chỉ là tin đồn". Ông Vladimir Gasparyan cho biết mình đã đích thân nói chuyện với những người biểu tình và hỏi thăm về tình hình sức khỏe của họ.

Nga cảnh báo về nguy cơ Cách mạng màu ở Armenia

Ngay sau khi bạo động bùng phát ở thủ đô Erevan của Armenia, ông Igor Morozov - Thành viên Ủy ban Hội đồng Liên bang Nga về các vấn đề quốc tế cho rằng, Armenia không nên chủ quan, các sự kiện ở thủ đô nước này đang lặp lại giai đoạn đầu cuộc đảo chính ở Ukraine. 

Vị Ủy viên Ủy ban Hội đồng Liên bang về các vấn đề quốc tế của Nga cho rằng, các sự kiện trên Quảng trường Tự do ở Erevan đang lặp lại giai đoạn đầu tiên của cuộc đảo chính ở Ukraine, với những cuộc biểu tình phát triển thành bạo động trên quảng trường Độc Lập (Maidan) của thủ đô Kiev.

Ông Igor Morozov lưu ý rằng, rất có thể Hoa Kỳ có thể đứng sau kiểm soát sự phát triển tình hình biểu tình, bạo loạn trên quảng trường Tự do ở thủ đô Erevan, đặc biệt là khi Đại sứ quán Mỹ ở Armenia là một trong những cơ sở ngoại giao lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài.

Ông Morozov cho rằng “Armenia đang gần với một cuộc đảo chính vũ trang tương tự như Maidan ở Ukraine, bắt nguồn từ các cuộc biểu tình thông thường của nhân dân. Điều này sẽ xảy ra nếu Tổng thống Serzh Sargsyan không rút ra bài học từ Maidan Ukraine" - RIA Novosti dẫn lời ông Morozov.

Ông Morozov lưu ý rằng những diễn biến hiện nay ở Armenia đang lặp lại y chang giai đoạn đầu tiên của cuộc đảo chính ở Kiev. "Khi đó, phe đối lập Ukraine cũng từ chối gặp Tổng thống Viktor Yanukovych, bắt đầu thu hút sự chú ý của cộng đồng châu Âu và các chính khách châu Âu bắt đầu phát biểu trước người biểu tình" - thượng nghị sĩ Nga bình luận.

Đồng quan điểm với ông Morozov, chuyên viên nghiên cứu chính trị độc lập Sergey Shakaryan cho rằng, ngay từ đầu, các cuộc biểu tình đã thể hiện rõ ràng thái độ khó chịu của cư dân Armenia với hành động của chính phủ và ban lãnh đạo đất nước. Đây là điều hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên, vấn đề đáng chú ý là hiện nay đang bộc lộ xu thế “có một số đối tượng” cố gắng sử dụng những người bất mãn này như một thứ công cụ. Ví dụ như tuyên bố “đầy nhạy cảm” của tòa đại sứ Vương quốc Anh và Hoa Kỳ về việc dường như cảnh sát đã dùng vũ lực quá mức.


Một "Nhà hoạt động" trong đám đông biểu tình đối đầu với cảnh sát Armenia

Những tuyên bố này thực ra nói chung chung rằng "chính quyền các nước này thể hiện sự lo ngại về sử dụng vũ lực quá mức của lực lượng cảnh sát”. Tiếp theo đó, đại sứ quán Anglo-Saxon rồi sau đó là cả chính phủ sẽ kêu gọi chính quyền Armenia "dù bất kỳ trường hợp nào cũng không dùng vũ lực".

Qua thực tế Ukraine, ông Shakaryan cho rằng, trong đám biểu tình sẽ có sự tham gia của những đối tượng mang họ của người Armenia, nhưng từ lâu đã được “đào tạo ở Belgrade, Tbilisi hay là vừa được tôi luyện trong ‘Cách mạng cam’ trên quảng trường Độc Lập ở thủ đô Kiev của Ukraine.

Những phần tử “cốt cán” trong đám biểu tình này sẽ khéo léo “xoay bánh lái” kích động bạo lực nếu cảnh sát nước này dùng vũ lực, mà ngay cả trong trường hợp cảnh sát Armenia có hành động ôn hòa thì những kẻ này cũng sẽ tìm cách kích động bạo lực.

Ông Shakaryan nhấn mạnh, kiểu thúc đẩy cách mạng kiểu này là chuyện không thể làm được ở Nga, thế nhưng phương Tây vẫn có thể khuấy đảo ở một vài nước nào đó. Tuy nhiên, Nga sẵn sàng giúp đỡ các nước này chống lại “Cách mạng màu” của phương Tây.

Được biết, quan hệ hiện nay của Armenia với Nga rất thân thiết. Nước này đã từ chối thỏa thuận liên kết với EU trong suốt 3 năm qua và là một thành viên trong của Liên minh Thuế quan và Liên minh kinh tế Á-Âu, do Nga lãnh đạo, cùng với 2 nước khác là Belarus và Kazakhstan.

Toàn Thắng
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.