Chuyên mục
Nga có cân nhắc trả lại Crimea?
BÌNH LUẬN
"chỉ mở cửa thị trường nga cho 15 nước eu đăng kí đầu tiên những nước sau không còn cửa quay lại thị trường này vĩnh...
ko bao gio co chuyen tra lai ukraina vi crim cua nga
Nga đã lấy lai crimera .bây giờ cần vượt qua khủng hoảng. Chỉ cần chia rẽ eu bằng vào một vài chính sách ví dụ:chỉ mở...

Nga có cân nhắc trả lại Crimea?

Thứ sáu 30/01/2015 04:05 GMT + 7
Bất chấp những lệnh trừng phạt vào Nga, Nga vẫn không xem xét lại quyết định sáp nhập Crimea và Sevastopol vào Nga.

Theo hãng thông tấn TASS, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin tuyên bố sẽ không có chuyện xem xét lại quyết định sáp nhập Crimea và Sevastopol vào Nga, bất chấp các biện pháp trừng phạt gây áp lực chưa từng thấy nhằm vào Moskva.

Phát biểu tại Hội nghị toàn Nga tổng kết công tác của Hệ thống quốc gia thống nhất về phòng chống và khắc phục các trường hợp bất thường khẩn cấp, Phó Thủ tướng Rogozin tuyên bố Nga sẽ không xem xét lại quyết định trước đây về Sevastopol và Crimea.

Ông Rogozin nhấn mạnh: "Chỉ có thể ngạc nhiên về sự bướng bỉnh và đôi khi thậm chí là ngu ngốc của những người đối thoại ở phương Tây, khăng khăng cho rằng chúng ta không thể đối phó với lệnh trừng phạt của họ".

Trước đó, ngày 17/3/2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh "phê chuẩn hiệp ước dự thảo giữa Liên bang Nga với nước Cộng hòa tự trị Crimea về việc chuẩn thuận Crimea sáp nhập Nga."

Sắc lệnh này nằm trong một loạt bước đi nhằm sáp nhập Crimea vào Nga sau khi các cử tri nhất trí động thái này trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 16/3/2014.

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin khẳng định Nga không xem xét lại quyết định sáp nhập Crimea.

Trước quyết định này, các nước phương Tây đã nhiều lần kêu gọi và áp đặt biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân và tổ chức tại Nga.

Phát biểu trước quốc hội Anh, Ngoại trưởng William Hague tuyên bố “trật tự thế giới” đang bị đe dọa trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine, sau khi Tổng thống Vladimir Putin ký hiệp ước sáp nhập Crimea vào Nga.

Ông Hague cho rằng đây là hành động “chiếm đất đai” phi pháp, và Anh sẽ đình chỉ toàn bộ các giấy phép xuất khẩu quốc phòng và hợp tác quân sự với Mátxcơva.

Các biện pháp trừng phạt tiếp theo chống lại Nga, như cấm vận kinh tế, thương mại, hiện đang được EU cân nhắc, ông Hague nói.

Tương tự, thủ tướng Đức Angela Merkel cũng chỉ trích việc Nga sáp nhập vùng lãnh thổ Crimea, xem đó như hành động vi phạm luật pháp quốc tế. Bà tái đề nghị Nga tiến hành đối thoại với Ukraine để giải quyết khủng hoảng.

Bên cạnh đó, Ukraine cũng phản đối mạnh mẽ việc sáp nhập Crimea vào Nga. Phát biểu tại một nghị quốc tế ở Kiev ngày 12/9/2014, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko khẳng định Crimea rồi cuối cùng sẽ trở về với Ukraine vì người dân bán đảo sẽ nhận ra các lợi ích của một quốc gia tự do với các giá trị của phương Tây.

“Chúng ta sẽ giành lại Crimea bằng biện pháp kinh tế, dân chủ và tự do… Đây là cách duy nhất chúng ta có thể chiến thắng - chiến đấu cho các giá trị tinh thần của Crimea”, ông Poroshenko nói..

Ngay sau khi thắng cử, ngày 26/5/2014, Tổng thống Petro Poroshenko cũng đã đe dọa kiện Moscow để đòi lại bán đảo Crimea.

Nga sẽ không trả lại Crimea

Trước phản ứng của phương Tây và Ukraine, theo Tiếng nói nước Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi là phản ứng của phương Tây đối với việc Crimea sáp nhập Nga là hoàn toàn không phù hợp với những gì đã xảy ra, vì Nga không hề vi phạm các quy tắc luật pháp quốc tế.

Crimea và Sevastopol trở thành khu vực của Nga theo kết quả trưng cầu dân ý hồi tháng Ba, khi đó đa số cử tri đã ủng hộ việc ly khai khỏi Ukraine và thống nhất với Nga.

Trước đó, thư ký báo chí của Tổng thống Nga Putin, ông Dmitry Peskov ngày 27/5 cho biết Moscow sẽ không bao giờ trả lại bán đảo Crimea được sáp nhập vào lãnh thổ Nga tháng 3 vừa qua cho Ukraine.

“Crimea hiện là một khu vực thuộc Liên bang Nga, do đó, chuyện đưa bán đảo này trở về với Ukraine sẽ không bao giờ được thảo luận”, ông Peskov nhấn mạnh.

Nga đang nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự ở Crimea.

Ngày 20/12/2014, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố các lệnh trừng phạt mới của phương Tây nhằm vào Nga liên quan đến Crimea là chống lại những người dân đã bỏ phiếu đòi quyền độc lập của mình trong cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 3/2014 để có thể sáp nhập với Nga.

“Thật đáng buồn cho những nước tự coi mình là dân chủ lại có thể sử dụng các biện pháp như trên trong thế kỷ 21 này”, Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ.

Trước lệnh trừng phạt của phương Tây, Tổng thống Nga Putin khẳng định: “Không ai có thể thành công khi muốn hăm dọa, ngăn cản hay cô lập nước Nga”.

Sau khi sáp nhập, Nga đã biến Crimea thành 1 pháo đài bất khả xâm phạm. Mới đây, Nga đã thành lập không lực ở Crimea.

Tư lệnh không không quân Nga, Đại tướng Viktor Bondarev khẳng định: Máy bay chiến đấu và trực thăng quân sự mới sẽ được chuyển tới Crimea để tạo ra các phi đội cho không lực Crimea năm 2015.

Về không quân, hồi tháng trước Nga đã triển khai 10 chiến đấu cơ Su-27 SM và 4 chiến đấu cơ-ném bom Su-30 đến căn cứ không quân Belbek, Crimea.

Về phòng không, Itar Tass cho hay Nga đã triển khai Hệ thống phòng không được Nga triển khai là S-300. Hệ thống phòng không hiện đại nhất của Nga là S-400 và họ đang thử nghiệm S-500 nhưng Nga cho hay với Crimea thì không cần phải mang S-400 đến.

Ngoài ra, Nga cũng triển khai hệ thống radar tối tân Podsolnukh có thể phát hiện được cả mục tiêu trên không và trên mặt nước, với khoảng cách giám sát cực xa nhờ kỹ thuật giám sát đường chân trời.

Bên cạnh đó, đầu tháng 11/2014, các tàu ngầm mới cho Hạm đội Biển Đen Nga được khởi công xây dựng trong một buổi lễ đặc biệt với sự có mặt của Phó Tư lệnh Hải quân Nga.

Ngày 4/10/2014, Trung tướng Alexander Golovko, Tư lệnh Các lực lượng phòng không vũ trụ Nga, tuyên bố, hệ thống radar Dnepr sẽ bắt đầu thực hiện nhiệm vụ trực chiến tại Sevastopol, thủ phủ của Crimea, vào năm 2016.

Ngoài ra, các hệ thống điều khiển thiết bị vũ trụ của Liên bang Nga cũng sẽ được đưa vào hoạt động trên bán đảo Crimea.

Tuyết Minh (Tổng hợp)
Nguồn: Báo Đất Việt
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.