Chuyên mục
Nhà tiên tri Vanga tiên đoán đúng Brexit
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Nhà tiên tri Vanga tiên đoán đúng Brexit

Chủ nhật 26/06/2016 05:04 GMT + 7
Người Anh chấp nhận rời bỏ liên minh châu Âu EU bất chấp nỗ lực níu kéo đến phút cuối cùng của Thủ tướng David Cameron. Tương lai của châu Âu đang bị những làn sương mù ảm đạm bao phủ, một đặc sản của chính nước Anh. Một lần nữa, giở lại sử sách, người ta bắt đầu nhớ đến nhà tiên tri Baba Vanga và những câu sấm truyền kinh điển của mình cách đây chừng 2 thập kỷ.



Baba Vanga (1911 – 1996) là một nhà tiên tri nổi tiếng người Bungary. Năm 12 tuổi, bà bị mất thị lực sau khi mất tích nhiều ngày trong một cơn bão. Nhưng kể từ đó, Vanga đã trở nên nổi tiếng vì những “công năng đặc dị” của mình: dùng thảo mộc chữa lành bệnh hay có tài tiên tri, biết trước được sự việc. Bà đã dự đoán chính xác rất nhiều sự kiện lớn như vụ khủng bố 11/9 ở Mỹ hay việc Obama trở thành Tổng thống da màu đầu tiên.

Bà từng nói những lời đáng sợ như thế này về châu Âu: “Năm 2016, châu Âu gần như sẽ không có người sinh sống… Cho tới cuối năm 2016, châu Âu sẽ gần như không còn tồn tại. Lục địa gần như trống không, đất hoang không có dấu hiệu sự sống. Rất nhiều người chịu khổ đau. Bất hạnh sẽ tràn đến từ khắp nơi, động chạm đến tất cả các dân tộc. Mọi người sẽ đi chân không, không giày dép, không quần áo, không nhiên liệu, không ánh sáng… Rồi sẽ đến thời buổi khổ nạn. Con người sẽ chia rẽ nhau theo tôn giáo”.


Chân dung nhà tiên tri mù Vanga

Vào lúc Vanga nói ra những điều ấy, người ta khẽ mỉm cười và chẳng hề tin nó sẽ trở thành sự thật. “Lục địa già” văn minh không thể một sớm một chiều biến thành vùng đất chết như vậy được. Chỉ có kẻ điên mới tin vào những lời đó. Thế nhưng, sau hàng chục năm trôi đi, người ta bắt đầu phải tự gõ vào đầu mình và suy nghĩ lại.

Lời tiên đoán: “Châu Âu gần như không có người sinh sống” của Vanga khiến người ta liên tưởng ngay đến sự kiện nước Anh kiên quyết rời bỏ EU. Đó có thể là bước khởi đầu cho sự tan rã của liên minh chính trị này, là quân domino đầu tiên đổ sụp xuống, kéo theo những hệ lụy không tưởng.


Thủ tướng Anh David Cameron bất lực trong nỗ lực giữ nước Anh ở lại EU. Ảnh: Reuters.

Giới phân tích cho rằng, nối gót Anh, rất nhiều nước thành viên khác cũng sẽ ly khai khỏi EU. Người ta đã nhìn thấy dấu hiệu đó ở Pháp và Hà Lan. Nhiều chính khách của các đảng đối lập ở Pháp, Hà Lan đang gây sức ép đòi chính phủ hai nước này tiến hành những cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý tương tự. So với người Anh, người dân Hà Lan và Pháp thậm chí còn muốn rời bỏ EU mãnh liệt hơn.

Không chỉ ở Anh, Pháp hay Hà Lan, tại rất nhiều quốc gia khác, người dân đang ngày càng trở nên bất mãn hơn với EU. Họ nói rằng đó là một liên minh chính trị lỏng lẻo với một bộ máy quan liêu, tham nhũng, hoàn toàn vô dụng trong việc vực dậy nền kinh tế châu Âu đang trì trệ, khủng hoảng.


Người dân Anh biểu tình phản đối di dân nhập cư tị nạn. Ảnh: Guardian.

Tuy nhiên, bất mãn lớn nhất của người dân châu Âu chính là vấn đề người di dân nhập cư đã trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết trong vòng 1 năm qua. Vanga đã tiên đoán rằng châu Âu sẽ chịu ảnh hưởng từ những người Hồi giáo. Và thực tế là những kẻ khủng bố Hồi giáo cũng đang lợi dụng trà trộn vào hàng trăm nghìn người di cư đổ về châu Âu, đe dọa an ninh khu vực. Người dân các nước châu Âu có lý do để lo ngại cho sự an toàn của mình, nhất là sau những vụ đánh bom khủng bố liên tiếp ở Pháp thời gian qua.

Trong tương lai gần, châu Âu vẫn là một vùng đất trù phú, đầy sức sống với trình độ văn minh tân tiến hàng đầu thế giới. Thế nhưng bên trong vẻ xa hoa, mỹ lệ ấy là những vết thương còn đang rỉ máu. Trong tương lai, khi những diễn biến ngày càng có chiều hướng xấu đi, lời tiên đoán khủng khiếp của Vanga không phải không có cơ sở trở thành hiện thực.

Hữu Bằng

6 thành viên Liên minh châu Âu EU có thể theo Anh Brexit

Sự kiện Anh rời Liên minh châu Âu EU (Brexit) có thể thúc đẩy 6 quốc gia khác tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý tương tự.


Theo dự báo của tờ The Washington Post, sự kiện Anh rời Liên minh châu Âu EU (Brexit) có thể thúc đẩy 6 quốc gia khác tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý tương tự.

Quyết định ra đi của Anh, sau khi kết quả trưng cầu dân ý cho thấy đa số người dân nước này lựa chọn phương án rời khỏi EU, có thể lan truyền cảm hứng cho các nước châu Âu khác tới bước đi tương tự.


Sự kiện Anh rời Liên minh châu Âu EU (Brexit) có thể thúc đẩy 6 quốc gia khác tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý tương tự.

Theo tờ báo Mỹ, một trong số các quốc gia này có thể là Thụy Điển, vốn luôn thấy mình "tương đương như Scandinavian của Anh".

Người Thụy Điển cũng từ bỏ dùng euro như một ngoại tệ. Đối với vấn đề chính sách của EU, 90% người dân Thụy Điển có quan điểm giống với người dân Anh. Phe cấp tiến đang tăng ảnh hưởng ở Thụy Điển có thể thúc đẩy một cuộc trưng cầu tương tự.

Quốc gia tiềm năng thứ hai là Đan Mạch, theo The Washington Post. Năm ngoái, Đan Mạch đã tiến hành trưng cầu và từ chối dành nhiều quyền hơn cho chính phủ Brussels.

Cũng giống như Anh, ngươi Đan Mạch e ngại làn sóng di cư có thể gây hại cho sự thịnh vượng của đất nước mình. Bên cạnh đó, Đan Mạch thường dựa vào ý kiến của Anh trong các vấn đề chính trị châu Âu.

Cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài và sự kiện Brexit ở Anh có thể là một mối đe dọa cho vị trí thành viên của Hy Lạp trong EU. Việc Anh rời EU có thể làm lung lay nguyện vọng của các nước EU khác giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của nước này.

Tại Hà Lan, nhóm chính khách phản đối vấn đề dân nhập cư và Hồi giáo có ảnh hưởng không nhỏ. Nhóm này luôn thúc đẩy tư tưởng rằng Hà Lan muốn tồn tại như một quốc gia thì cần phải đặt dấu chấm hết cho hai vấn đề trên.

Điều này có thể thúc đẩy Hà Lan đi tới quyết định mở một cuộc trưng cầu dân ý tương tự ở Anh. Nhân vật đứng đầu đảng cánh hữu dân túy Geert Wilders đã bày tỏ hy vọng về một kịch bản phát triển sự kiện như vậy.

Từ lâu Thủ tướng Hungary Viktor Orban được biết đến như một nhân vật không yêu mến EU. Ông từng dự kiến tiến hành cuộc trưng cầu sẽ làm rung chuyển sự toàn vẹn của Liên minh châu Âu với câu hỏi: liệu Brussels có nên bố trí dân tị nạn không cần sự đồng ý của Chính phủ các nước?

Đối với người Pháp vốn có tiếng hay nghi ngờ thì 61% cư dân nước này đã thể hiện thái độ tiêu cực về EU. Ngoài ra, Pháp cùng với Đức là động lực của châu Âu, nhưng lại khổ sở vì những "vạ lây" từ những nước khác có nền kinh tế yếu kém và mức đe dọa cao của chủ nghĩa khủng bố.

Tuy nhiên, có một cuộc trưng cầu nữa cũng có thể xảy ra như một hệ quả của việc Brexit, nhưng ngược lại với xu hướng trên là việc Scotland có thể sẽ mở một cuộc trưng cầu về độc lập một lần nữa.

Hôm 25/6, nội các Scotland đã phê duyệt việc chuẩn bị tiến hành cuộc trưng cầu dân ý thứ hai về độc lập của khu vực.

Bộ trưởng Scotland Nicola Sturgeon cho biết trong một tuyên bố rằng phương án này đang được thảo luận tích cực và nội các đã nhất trí về việc cần bắt đầu soạn thảo dự luật chuẩn bị cho cuộc trưng cầu trên.

Trong cuộc trưng cầu ngày 23/6, trong khi đó số người Anh ủng hộ việc rời Liên minh châu Âu EU thì phần lớn người Scotland lại ủng hộ bảo lưu tư cách thành viên trong EU.

Cuộc trưng cầu về nền độc lập của Scotland tiến hành vào năm 2014, khi đó các cư dân của khu vực này đã quyết định vẫn ở lại trong thành phần Liên hiệp Anh, tuy nhiên, bây giờ việc Anh rời khỏi EU có thể tác động thay đổi tâm trạng trong xã hội.

Hoàng Hải

Nguồn: petrotimes.vn, nguoiduatin.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.