Chuyên mục
Đằng sau việc Anh điều tra lại kỳ án Litvinenko
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Đằng sau việc Anh điều tra lại kỳ án Litvinenko

Thứ sáu 01/08/2014 10:37 GMT + 7
Bắt đầu từ ngày 31-7, Anh bắt đầu tiến trình điều tra lại cái chết bất thường của cựu điệp viên KGB của Nga Alexander Litvinenko năm 2006 tại Anh, bị thủ tiêu bằng polonium-210. Dự tính, công cuộc điều tra lần này, diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ Anh - Nga đang có chiều hướng xấu đi sau vụ MH17 bị bắn rơi, sẽ kéo dài đến cuối năm 2015.

Vì sao Anh muốn điều tra lại?

Cựu điệp viên 43 tuổi này qua đời hồi tháng 11-2006 tại bệnh viện ở London do bị trúng độc chất phóng xạ polonium.

Cái chết này gây nhiều tranh cãi sau khi nạn nhân nói lời cuối cùng với cáo buộc bị Tổng thống Nga Vladimir Putin thủ tiêu bằng polonium. Điện Kremlin ngay lập tức bác bỏ. Do đó, trong cuộc điều tra lần này, giới chức Anh muốn làm rõ liệu Điện Kremlin có đứng sau vụ này hay không. Năm 2013, London từng bác bỏ yêu cầu điều tra cái chết của Litvinenko, khiến chính phủ vấp phải nhiều chỉ trích là muốn nhượng bộ Điện Kremlin. 

Việc điều  tra lần này do Thẩm phán cao cấp Robert Owen đứng đầu, cũng nhằm xem xét liệu Alexander Litvinenko có ăn lương “hai mang” của cơ quan mật vụ MI6 và Cơ quan mật vụ Tây Ban Nha hay không. Ngoài ra, London cũng muốn giảm bớt căng thẳng quan hệ Anh và Nga trong nhiều năm qua xung quanh vụ án này và mang lại một chút an ủi cho gia đình người quá cố.

Cách đây gần 2 năm, Anh tuyên bố mở lại cuộc điều tra nhằm tìm ra sự thật những gì xảy ra với  Litvinenko trước khi chết, kể cả lời đồn Litvinenko bị giết hại khi đang điều tra mối làm ăn giữa Tây Ban Nha với giới mafia Nga, có kế hoạch bay đến Madria mang theo nhiều thông tin mật, trên chuyến bay cùng với kẻ giết mình là Andrei Lugovoi.

Nhưng tại khách sạn Thiên niên kỷ, London ngày 1-11-2006, khi Litvinenko uống trà cùng với hai người đồng hương là Lugovoi và Dmitri Kovtun (một trong hai người này từng là đại tá, cựu điệp viên KGB), việc điều tra bị dang dở do vấp phải sự cản trở của một số cơ quan chức năng Anh.

Cựu điệp viên Litvinenko, trước và sau khi trúng độc.

Bữa cơm định mệnh

Theo giới truyền thông Anh, Litvinenko trúng độc ngay sau khi dùng bữa cơm với ông Mario Skaramella, phóng viên người Italia, cộng sự quen thuộc của Litvinenko tại nhà hàng Sushi hôm 1-11-2006.

Litvinenko gặp Mario sau khi nhận được tin nhắn cho hay sẽ nhận một số thông tin quan trọng liên quan tới cái chết của nữ phóng viên nổi tiếng người Nga, Anna Politkovskaya bị sát hại đầu tháng 10-2006 khi đang từ siêu thị trở về nhà ở thủ đô Moscow. Litvinenko quan tâm đến nữ phóng viên này bởi cả hai là bạn thân, nhưng quan trọng hơn Litvinenko muốn điều tra độc lập về cái chết của bạn.

Theo các nguồn tin, trong bữa ăn định mệnh nói trên, Mario không hề ăn bất cứ thứ gì, luôn tỏ ra lo lắng khi ông đưa cho Litvinenko một tập tài liệu gồm 4 trang, yêu cầu phải đọc ngay. Nội dung không có gì mới nhưng sau đó Litvinenko không thể liên lạc được với Mario. 3 ngày sau Litvinenko phải nhập viện do trúng độc.

Ngày 11-11-2006, Litvinenko có cuộc phỏng vấn với BBC và cho biết sức khỏe rất tồi tệ. Trong suốt cuộc phỏng vấn, Litvinenko chỉ trích Điện Kremlin và tuyên bố sẽ làm cho ra lẽ vụ sát hại nữ nhà báo Politkovskaya. Thậm chí Litvinenko còn hé lộ, ông sẽ bàn giao tài liệu nhận được cho một tờ báo Nga nếu hồi phục. Nhưng đến ngày 17-11 Litvinenko phải chuyển viện sau khi tình trạng sức khỏe quá yếu và qua đời sau đó 6 ngày.

Sinh ra tại thành phố Voronezh năm 1962, năm 1980 Litvinenko gia nhập KGB (sau đổi thành FSB), 8 năm sau được phong hàm trung tá. Sau khi rời FSB, Litvinenko bắt tay viết cuốn “Blowing up Russia: Terror from within” (tạm dịch: Nổ tung nước Nga: khủng bố từ bên trong), cáo buộc FSB liên quan đến vụ đánh bom khu tập thể Moscow và hai thành phố khác năm 1999.

Các vụ đánh bom này đều đổ lỗi cho phiến quân ly khai Chechnya nhưng theo cuốn sách trên, các vụ đánh bom này đều được sử dụng như một cái cớ cho cuộc xâm lược thứ hai của Nga vào Chechnya. Năm 2000, Litvinenko xin tị nạn tại Anh, cuốn sách trên được phát hành sau khi Litvinenko đến Anh nên đã gây tiếng vang trong dư luận.

Được biết, cảnh sát Anh yêu cầu bắt giữ Andrei Lugovoi, cựu điệp viên KGB  - hiện là nghị sĩ Duma quốc gia - và Dmitri Kovtun vì cáo buộc liên quan đến cái chết của Litvinenko. Moscow bác bỏ việc dẫn độ này. Theo điều tra của Anh, Lugovoi lén bỏ chất phóng xạ polonium-210 vào đồ uống của Litvinenko tại cuộc gặp kể trên. Ngoài ra, dấu vết còn được tìm thấy trên hai chiếc máy bay tại sân bay Heathrow, tại Đại sứ quán Anh ở  Moscow và tại một căn hộ ở Hamburg, Đức có liên quan đến Dmitri Kovtun.

Nhưng đến tháng 5-2013, cuộc điều tra về cái chết của Litvinenko bị hoãn với lý do an ninh quốc gia và Anh bị cáo buộc muốn nhượng bộ Điện Kremlin. Vợ ông Litvinenko cho rằng, chồng mình đang làm việc cho cơ quan tình báo Anh (MI6) nên London phải có trách nhiệm làm sáng tỏ sự thật.

Người phụ nữ này từng kiện chính phủ Anh vì không tiến hành cuộc điều tra công khai và tuyên bố sẽ theo đuổi vụ kiện đến cùng vì công lý và sự thật. Và trước sức ép quá lớn từ các bên, Anh mở cuộc điều tra công khai trở lại.

Khắc Nam 
(Theo MNN)
Nguồn: cand.com.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.